Bài báo đề cập đến ảnh hưởng của tố chất cá nhân của nhà lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo trong các trường trung học phổ thông của tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi đã được sử dụng để thu thập dữ liệu và xử lí thông tin nghiên cứu bằng phần mềm SPSS. Phép phân tích hồi quy tuyến tính được sử dụng, với biến độc lập là 6 nhóm tố chất cá nhân với 13 tố chất cụ thể (FX1: Tự cao tự đại - Ngạo mạn - Tư tưởng thống trị
FX2: Tính nhân bản - Sự công bằng
FX3: Chủ động - Khả năng xoay chuyển tình thế
FX4: Cảm tính - Tư duy quân bình
FX5: Kỉ luật - Cầu toàn
FX6: Ham hiểu biết - Ham học hỏi) và biến phụ thuộc gồm 2 biến thể hiện kết quả lãnh đạo: FY1: Kết quả lãnh đạo nhân viên (Sự thỏa mãn, cam kết gắn bó, sức khỏe)
FY2: Kết quả lãnh đạo chung (Năng lực tổ chức, tư tưởng đổi mới). Kết quả phân tích cho thấy: FY1 chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các biến FX1, FX4 và ảnh hưởng tích cực của FX3 và FX5
FX6 có ảnh hưởng tích cực đến FY2
trong đó, FX2 có ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ nhất tới cả hai biến thể hiện kết quả lãnh đạo (FY1 và FY2). Kết quả nghiên cứu ban đầu tạo tiền đề ứng dụng vai trò của tố chất cá nhân nhà lãnh đạo vào công tác quản lí, lãnh đạo và vào những chính sách đánh giá và bổ nhiệm cán bộ trong các trường học.The paper mentions the effect of 6 groups with 13 leader's traits on leadership performance at high schools in Bac Ninh province of Vietnam. The research is done by using questionnaires to survey and SPSS Microsoft to analyze the data. To test the impact of leader's traits on leadership performance, the author create and test a regression model of variables: Independent variables consist of 6 groups of traits: FX1 "Narcissism - Hubris - Social dominance"
FX2 "Humanity - Justice
FX3 "Initiative - The ability to turn things around"
FX4 "Emotional - Harmonious thinking"
FX5 "Seft-regulation - Beauty"
FX6 "Curiosity - Love of learning" and Dependent variables consist of 2 groups of leadership performance: FY1: Staff-leading performance (job satisfaction, commitment to organization, general health) and FY2: General-leading performance organization efficiency, readiness to innovate). The result is that FX2 has positive and strongest effect both on FY1 and FY2. The following positive effects are FX6 on FY2, FX3 and FX5 on FY1. The other traits have lower-level positive effect but negative effects on FY1 are FX1 and FX4. Among them, the efffect of FX4 contrasts to initial hipothesis. The research results are to provide implications for applying traits in school management and leadership and in appointment policies related to traits.