Giáo huấn đạo trị bình bằng đối thoại tam giáo đồng nguyên và tư tưởng Phật giáo trong "Tám triều vua Lý: của Hoàng Quốc Hải

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Minh Phượng Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 294.3 Buddhism

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học (Đại học Sư phạm Hà Nội), 2018

Mô tả vật lý: 45-54

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 492213

Hoàng Quốc Hải đã kết hợp tài tình giữa cốt lõi có thật của lịch sử với sự tưởng tượng hư cấu để sáng tạo ra những hình tượng nghệ thuật giáo huấn đạo trị bình bằng thuyết đối thoại "Tam giáo đồng nguyên" và tư tưởng Phật giáo trong Tám triều vua Lý qua cuộc đối thoại lớn về tư tưởng, ý thức của các nhân vật thiền sư, vua hiền, tướng giỏi và nhân dân, để xây dựng một nước Đại Việt độc lập, tự chủ, tự cường và tự tôn dân tộc với một nền Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa riêng của người Việt Nam. Hình ảnh các nhà sư trong tác phẩm là những hình tượng thẩm mĩ tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, họ đào tạo ra các vị vua hiền từ, các, bậc tướng giỏi, giáo dục tư tưởng nhân đạo và lòng yêu nước, hướng tới xây dựng một đất nước cường thịnh.Vì thế các vị vua hành đạo, đối thoại với tướng sĩ và dân chúng để giúp họ nhận thức rõ trách nhiệm với đất nước. Các vị vua mang lại cuộc sống hạnh phúc cho dân, mở ra trang sử vinh quang, huy hoàng của dân tộc. Các bài học lịch sử giáo huấn về đạo trị bình qua đối thoại của các nhân vật có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong tương lai.Hoang Quoc Hai has incorporated the true essence of history with the fictitious imagination to create the artistic images of the teaching directed treatment by means of dialogical theory "Three pure religions" and Buddhist thought in The eight dynasties of king Ly through the great dialogue on the thoughts and consciousness of the characters eg the monks, the gentle kings, the great general and the people, to build a independent, autonomic, self-strengthening and ethnic self-respect Dai Viet with a Buddhist culture bearing the cultural identity of the Vietnamese. The images of the monks in the work are the aesthetic images of the intelligentsia, they train the gentle kings and the good generals, the education of humanitarian idealsand the patriotism, towards building a prosperous country. So the kings practiced the dialogue with the generals and the people to help people recognize the their responsibility for the country. Kings bring happiness to everyone, opening the historical page of glory and glory of the nation. The lessons in the history of teaching morality through the dialogue of the characters will have deep meaning in building and defending our country in the future.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH