Mục tiêu: xác định thực trạng suy dinh dưỡng thấp còi trên trẻ vị thành niên 11-14 tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành tháng 10-12/2017 trên 1.472 trẻ thu thập về chiều cao. Tiêu chuẩn đánh giá thấp còi theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả: Tỷ lệ SDD thấp còi là 43,6% (tỷ lệ SDD thấp còi mức độ nặng là 13,8%
mức độ vừa là 29,8%)
Tỷ lệ SDD thấp còi dao động theo lứa tuổi, từ 43,6 % đến 46,4% (nam) và 39,2% - 46,6% (nữ). Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là trẻ dân tộc H' mông (71,2%) và tiếp theo là Dao (40,5%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ SDD theo lớp tuổi và theo giới (p>
0,05). Kết luận: Thấp còi là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng, cần có những giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ các trường trung học cơ sở dân., tộc bán trú.Objectives: To determine the prevalence of stunting among adolescents aged 11-14 in the ethnic minority secondary school of Van Chan district, Yen Bai province., Methods: A cross-sectional study was taken in October - December 2017 in 1,472 school children, to collect indicators of height. Standards for evaluating of stunting status followed the recommendations of WHO. Results: The stunting rate was 43.6% (rates of the severe stunting and moderate stunting were 13.8% and 29.8% respectively)
Prevalence of stunting was varied with age groups, ranged from 43.6% to 46.4% in boys and from 39.2% to 46.6% in girls. The highest rates of stunting belonged to H'Mong ethnic group (71.2%) and Dao ethnic group (40.5%). There were no significant differences in stunting by age groups and sex (p>
0.05)., Conclusion: Stunting is a public health problem that requires intervention to improve nutritional status and increase the stature of ethnic minority secondary school children.