Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá kiểu thiết kế hệ thống aquaponics phù hợp với quy mô hộ gia đình ở các vùng ven đô hiện nay. Thí nghiệm bao gồm 2 kiểu thiết kế hệ thống trồng rau thủy canh và 3 lần lặp lại
có và không có sử dụng chất nền là điểm khác biệt chính ở hai kiểu thiết kế này. Xà lách (Lactuca sativa L.), húng lũi (Mentha spicata L.) và húng quế (Ocimum basilicum L.) là ba loại rau được trồng trên các hệ thống dựa trên phương pháp thủy canh nhưng nước được thay thế bằng nước nuôi cá rô phi với mật độ 120 con/m3. Trong suốt thời gian 70 ngày nuôi hệ thống không thay nước mới và cho cá ăn mỗi ngày nhưng chất lượng nước đến khi kết thúc thí nghiệm đều khá tốt, đặc biệt không có sự tích lũy nồng độ đạm NH4-N và NO2-N. Hai kiểu hệ thống trong nghiên cứu đều phù hợp với hộ gia đình có diện tích sân thượng vừa và có khoảng sân trước hiên nhỏ. Xét một cách tổng quát, thiết kế theo hệ thống 1 mang tính ổn định và có tiềm năng để kế thừa và phát triển hơn hệ thống 2. Mặc dù vậy, để áp dụng vào thực tiễn cần có giải pháp khắc phục được sâu bệnh và tăng hiệu quả nuôi cá.This study was carried out to investigate the suitability of different aquaponic systems to be applied at the suburban household scale. The experiment consisted of two types of hydroponic sub-systems in three replications
presence and absence of substrate were the main difference of two types of systems. Three leafy vegetables, lettuce (Lactuca sativa L.), curled mint (Mentha spicata L.), and basil (Ocimum basilicum L.) were planted on these two aquaponic systems and watered with water from Tilapia culture at the density of 120 fish/m3. During 70 raising days, the water quality was good especially zero-accumulation of nitrogenous forms NH4-N and NO2-N in spite of daily feeding and zero-water exchange. The two aquaponics systems in this study were suitable for the households with a medium size of rooftop and small front yard. Generally, the first system showed sustainability and higher potential for further development as compared to the second system. In order to be applied in the reality, pest management and increasing of fish yield have to be taken into consideration.