Early Mortality Syndrome (EMS) also named Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease (AHPND) should be considered as a dangerous shrimp disease that has affected shrimp farms in Southeast Asia. It was detected in shrimp farms in southern China as first record in 2009 and afterward in Vietnam, Thailand and Malaysia. Lactic acid bacteria and Bacillus isolated from some samples of various fermented vegetables, seafood gastrointestinal tract and pond water were supposed to have capability to antagonize Vibrio parahaemolyticus causing the EMS. 47 strains of lactic acid bacteria and 133 strains of Bacillus were isolated and tested for antibacterial assays with the broth-dilution method and the agar well diffusion method. The results showed that 11 out of 180 strains could inhibit the Vibrio. The Bacillus sp. BV1 strain showed the highest antibacterial activity (antibacterial activity of 85.6%, bacteriocin activity of 4222.820 AU/mL). This strain was selected for the antagonistic experiment to Vibrio parahaemolyticus on white leg shrimp. Survival rates were significantly improved to 85% and 90% (for the treatment with 104 and 106 CFU/mL of Bacillus sp. BV1, respectively), which were much higher than untreated control after 9 days of challenge.Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome - EMS) hay hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) được xem là một bệnh nguy hiểm trên tôm đã ảnh hưởng đến nhiều trang trại nuôi tôm trong khu vực Đông Nam Á. Nó được phát hiện ở miền nam Trung Quốc, lần đầu tiên được báo cáo vào năm 2009 và sau đó ở các nước khác như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Việc phân lập vi khuẩn lactic và Bacillus từ các nguồn mẫu rau cải muối chua, ruột động vật thủy sản và mẫu nước thu từ tự nhiên được đánh giá có khả năng đối kháng với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm. Khi khảo sát khả năng đối kháng của 47 chủng vi khuẩn lactic và 133 chủng vi khuẩn Bacillus bằng phương pháp pha loãng canh trường và khuếch tán trên đĩa thạch, kết quả phân lập và sàng lọc thu được 11/180 chủng thể hiện hoạt tính kháng khuẩn. Chủng Bacillus sp. BV1 với khả năng đối kháng mạnh nhất (tỷ lệ kháng 85,6%, hoạt tính bacteriocin là 4222,820 AU/mL) được tuyển chọn vào thử nghiệm xác định khả năng đối kháng trên tôm thẻ chân trắng. Tỷ lệ sống sót của tôm ở nghiệm thức bổ sung Bacillus sp. BV1 với mật độ 104 và 106 CFU/mL lần lượt đạt 85% và 90% so với nghiệm thức đối chứng trong 9 ngày thử nghiệm.