Tối ưu hóa quá trình trích ly có hỗ trợ vi sóng polyphenol từ vỏ lụa hạt điều

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Trà My Lê, Thị Mén Lê, Xuân Hòa Mạc, Thị Minh Châu Nguyễn, Thị Phương Trang Nguyễn, Thị Thảo Minh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 634.573 *Cashews

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm, 2018

Mô tả vật lý: 106-116

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 492372

 Các hợp chất polyphenol trong vỏ lụa hạt điều được thu nhận bằng phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng (Microwave-assisted extraction - MAE). Mục tiêu của nghiên cứu là xác định điều kiện tối ưu của quá trình trích ly. Điều kiện trích ly bao gồm 2 yếu tố được khảo sát bằng thực nghiệm là công suất vi sóng (W) và thời gian xử lý vi sóng (giây), các yếu tố khác được cố định dựa trên kết quả của các khảo sát trước đó. Hàm mục tiêu là hàm lượng polyphenol tổng (TPC, mg GAE/g chất khô). Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response surface methodology - RSM) với mô hình quay bậc 2 có tâm (Central composite design - CCD) được sử dụng để thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa hàm mục tiêu và điều kiện trích ly tương thích với một mô hình thực nghiệm bậc 2 với R2 bằng 0,977. Trong đó, cả hai yếu tố nghiên cứu đều ảnh hưởng có nghĩa (p <
  0,05) lên hàm mục tiêu
  ngoài ra, hàm mục tiêu còn chịu tác động ý nghĩa bởi sự tương tác giữa hai yếu tố này. Điều kiện tối ưu được dự đoán từ mô hình thực nghiệm
  theo đó, TPC đạt cực đại (193,83 mg GAE/g chất khô) tại công suất 540 W, thời gian 84 giây. Giá trị hàm mục tiêu ở điều kiện tối ưu sau đó được xác minh lại bằng thực nghiệm với 20 nhóm mẫu
  không có sự khác biệt ý nghĩa (p >
  0,05) giữa giá trị dự đoán ở trên và giá trị thực nghiệm (194,99 mg GAE/g chất khô). Khả năng bắt gốc tự do DPPH của mẫu dịch chiết tối ưu (IC50) bằng 88,68 μg/mL, thấp hơn 6,69 lần so với vitamin C (12,93 μg/mL).Polyphenol compounds in cashew nut testa were obtained by microwave assisted extraction (MAE) method. The aim of this research was to determine the optimal condition of extraction. The MAE conditions included two factors studied by empirical research were microwave power (W) and time (seconds), other factors were fixed based on results of earlier studies. The response was the total phenolic content (TPC, miligram GAE per gram of dry matter). The response surface methodology (RSM) based on central composite design (CCD) was used to design experiments. Empirical results showed that the relationship between TPC and MAE conditions fitted a quadratic empirical model with R2 of 0.977. In which, both factors had significant effects on TPC (p <
  0.05), TPC also significantly influenced by interaction between these two factors. The optimal conditions were predicted by using the empirical model, TPC was maximised (193.83 mg GAE per gram of dry matter) at microwave power of 540 W and time of 84 seconds. The optimal condition was then empirically verified with 20 repeated samples, there was no significant difference (p >
  0.05) between the predicted value and the experimental value (194.99 mg GAE per gram of dry matter). Free radical DPPH scavenging capacity of optimal extract (IC50) was 88.68 μg per mL, 6,69 times lower than vitamin C content (12.93 μg per mL).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH