Oxy hóa tinh bột hạt mít sử dụng tác nhân natri hypochlorite: Ảnh hưởng của điều kiện phản ứng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vương Thịnh Bùi, Thị Anh Thư Huỳnh, Thị Hồng Thuý Lê, Thanh Tùng Nguyễn, Thị Huệ Chi Nguyễn, Thị Lương Nguyễn, Văn Khôi Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 664.2 Starches and jellying agents

Thông tin xuất bản: Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm - Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh, 2020

Mô tả vật lý: 120-130

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 492406

 Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát các điều kiện tối ưu cho phản ứng oxy hóa tinh bột hạt mít bằng tác nhân natri hypochlorite. Ảnh hưởng của nồng độ tác nhân oxy hóa, tỷ lệ tinh bột/nước, pH, nhiệt độ và thời gian phản ứng được đánh giá bằng hàm lượng carbonyl, carboxyl tạo thành và hiệu xuất thu hồi tinh bột sau oxy hóa. Kết quả cho thấy sản phẩm tinh bột hạt mít oxy hóa tại điều kiện tối ưu có hàm lượng carbonyl và carboxyl lần lượt là 0,37% và 0,98% ứng với hiệu suất thu hồi là 98,61%. Ảnh SEM cho thấy cấu trúc hạt tinh bột oxy hóa vẫn được giữ nguyên, nhưng bề mặt bị bào mòn nhẹ và xuất hiện những mảnh vỡ nhỏ. Phổ FTIR của tinh bột oxy hóa xuất hiện peak hấp thụ ở 1744 cm-1 ứng với dao động của nhóm C=O chứng tỏ phản ứng oxy hóa đã xảy ra. Kết quả đo XRD cho thấy tác nhân hypochlorite chưa tác động đến vùng kết tinh trong cấu trúc hạt tinh bột, quá trình oxy hóa chủ yếu xảy ra ở các vùng vô định hình với sự tham gia của amylopectin.This study presents the results of the survey of optimal conditions for oxidation of jackfruit starch by sodium hypochlorite agent. The effect of oxidation agent concentration, starch/water ratio, pH, temperature and reaction time are assessed by the content of carbonyl and carboxyl and the recovery efficiency of oxidized starch. The results showed that the recovery efficiency was 98,61%
  carbonyl and carboxyl contents of the oxidized starch were 0,37% and 0.98%, respectively. SEM images showed that OJS particles remained the original structure, the surface is slightly eroded and appeared small debris. FTIR spectra of OJS appear absorption peak at 1744 cm-1 corresponding to the oscillation of the C=O group. XRD results showed that oxidation mainly occurred in the amorphous regions with the participation of amylopectin.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH