Mục đích chính của bài báo này là để đánh giá sự thay đổi theo thời gian và không gian của thực phủ/sử dụng đất, cũng như tìm hiểu nguyên nhân và tác động của sự thay đổi này ở khu vực huyện Phú Tân của tỉnh Cà Mau trong gần 30 năm từ năm 1989 đến năm 2018. Ảnh viễn thám đa thời gian (Landsat) đã được thu thập và phân loại sử dụng phương pháp có giám định. Sau khi đánh giá độ chính xác và xử lý sau phân loại, các bản đồ được thành lập để phát hiện sự thay đổi thực phủ/sử dụng đất trong ba thập kỷ. Độ chính xác của các bản đồ đều đạt độ chính xác hơn 80%. Phương pháp Delphi phân tích sự đồng thuận ý kiến của các chuyên gia được thực hiện trong 2 vòng với 8 chuyên gia. Kết quả cho thấy trong 30 năm qua, diện tích cây trồng và vùng nước tự nhiên đã giảm đáng kể. Ngược lại, diện tích ao nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn và khu dân cư tăng lên rất nhiều. Các chỉ số về chính sách, nhân khẩu học, kinh tế xã hội và thay đổi môi trường là những nguyên nhân chính của những thay đổi này. Kết quả các tác động nhiều nhất bao gồm chất lượng nước, thương mại và dịch vụ và hệ sinh thái tự nhiên. Những kết quả từ nghiên cứu này sẽ góp phần phục vụ cho thiết kế các chính sách về kinh tế, xã hội và môi trường để đảm bảo sự phát triển bền vững ở cấp huyện.The main aim of this paper is to assess the spatio-temporal changes of land cover/land use, as well as their causes and impacts of the changes in Phu Tan district of Ca Mau province in 30 years from 1989 to 2018. Multitemporal remote sensing satellite images (Landsat) were collected, and classified using supervised method. After validation and post classification, they are mapped for analysing land use/land cover change analysis in three decades. The accuracies of the land cover/land use maps for three time intervals were all more than 80%. Delphi method consensus analysis of expert opinion was applied in 2 rounds of survey with the consultancy of eight experts. Overall, the results show that over the last 30 years, the areas of cultivated plants and water bodies significantly decreased. In contrast, aquaculture ponds, mangrove forest, and residential areas substantially increased. These changes are driven by polical, demographic, socioeconomic and environmental factors. The major impacts include water quality, bussiness and service, and natural ecosystem. The results of this study will contribute to providing a panoramic view of the design of economic, social and environmental policies to ensure sustainable development at the district level.