Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy nước rỉ rác chưa được xử lý có chứa hàm lượng cao nhiều kim loại nặng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước dưới đất, nhưng hầu hết các nghiên cứu đều cho kết quả là đất và nước dưới đất trên khu vực bãi chôn lấp rác thải và lân cận chưa bị ô nhiễm kim loại nặng ở mức lớn hơn qui chuẩn cho phép đối với đất sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều cho thấy rác thải và nước rỉ rác có vai trò gây ô nhiễm làm gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong đất dựa trên các phân tích đánh giá theo không gian và giá trị hàm lượng kim loại nặng nền trong môi trường. Theo kết quả nghiên cứu hà lượng kim loại nặng trong các mẫu đất lấy theo độ sâu trong các lỗ khoan tại bãi chôn lấp Kiêu Kỵ thì hàm lượng của một số kim loại nặng vượt quá QCVN 03-MT: 2015/BTNMT như As (hàm lượng 28-30g/kg và Cr 154-294mg/kg) từ 1,5 đến 2 lần. Đặc trưng đường cong phân bố hàm lượng các kim loại nặng trong đất theo độ sâu ở đây thì chiều sâu xâm nhập ô nhiễm khoảng 4-5m. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mức độ ô nhiễm kim loại nặng gia tăng khi khoảng cách đến bãi chôn lấp rác thải giảm: hàm lượng Cr, Pb và Zn ở khoảng cách 5 m đến mép bãi chôn lấp chỉ bằng khoảng 50% so với tại rìa bãi chôn lấp.World research results indicate that untreated leachate contains high contents of heavy metals that are likely to pollute the soil and groundwater environment. Most studies have shown that soil and groundwater in the waste landfill sites and adjacent areas are not polluted by heavy metals at levels greater than those permitted for agricultural land. However, the studies have shown that waste and leachate contribute to increase of heavy metals in soil and groundwater based on the spatial analysis and on the base concentration of heavy metals in soil and groundwater. According to the results of analysis of heavy metals in soil samples at Kieu Ky landfill site, the contents of some heavy metals exceed the permitted level in Vietnam national standard QCVN 03-MT: 2015/BTNMT such as As (content 28-30g/kg) and Cr 154-294mg/kg) from 1.5 to 2 times. The distribution curves of soil heavy metals in the depth have given the depth of heavy metals transport of about 4-5m. The results also show that the level of heavy metal pollution increases as the distance to the waste landfills decreases: the Cr, Pb and Zn contents at a distance of 5 m to the edge of the landfill site are only about 50% in compare to the soil in the landfill edge.