Diễn biến bồi tụ - xói lở bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay trong mối quan hệ với tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử sông Sò

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Thành Đinh, Mạnh Tuân Đỗ, Đình Lâm Doãn, Thị Phương Thảo Nguyễn, Nghi Trần, Ngọc Diễn Trần, Thị Dung Trần, Thị Thanh Nhàn Trần, Xuân Trường Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 551 Geology, hydrology, meteorology

Thông tin xuất bản: TC Khoa học trái đất và môi trường - ĐH Quốc gia Hà Nội, 2018

Mô tả vật lý: 116-130

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 493433

Lịch sử biến động đường bờ biển khu vực bờ biển Thái Bình - Nam Định từ Holocen muộn đến nay đã diễn ra rất khác nhau liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ và lịch sử diễn biến của Sông Sò. Đoạn bờ cửa sông Ba Lạt hiện tại đang được bồi tụ mạnh, ngược lại đoạn bờ Hải Hậu đang bị xói lở gây thiệt hại nghiêm trọng. Nội dung bài báo này sẽ giải đáp câu hỏi nói trên bằng kết quả nghiên cứu biến động đường bờ liên quan đến tiến hóa các thùy châu thổ trên cả 2 khu vực Thái Bình và Nam Định và lịch sử Sông Sò từ Holocen muộn đến nay. Trong quá trình bồi tụ mở rộng diện tích về phía biển đồng bằng châu thổ Sông Hồng ở Nam Định và Thái Bình đã để lại dấu ấn của 8 thùy châu thổ nối tiếp nhau và kết thành một hình rẽ quạt từ đường bờ cổ 2500 năm BP đến đường bờ hiện đại. Từ trước năm 1787 lòng Sông Hồng chính đã từng chảy qua Hải Hậu và đổ ra cửa Hà Lạn. Song đến năm 1787 xuất hiện một cơn lũ lịch sử làm vỡ đê, làm lấp cạn và thu hẹp Sông Hồng. Từ đó Sông Hồng trở thành Sông Sò và lòng chính di chuyển giữa Thái Bình và Nam Định, đổ ra cửa Ba Lạt vốn là một phụ lưu bé nhỏ. Tuy dòng sông bị thu hẹp, lưu lượng nước và phù sa giảm đi một cách đáng kể nhưng bờ biển Hải Hậu vẫn được bồi tụ 30m/năm. Từ năm 1960, khi Sông Sò bị đắp đập làm cống ở Ngô Đồng, đến nay bờ biển Hải Hậu bị xói lở với tốc độ 19,5m/năm. Như vậy nguyên nhân bờ biển Hải Hậu bị xói lở là do cơn lũ 1787 và đắp đập Sông Sò 1960. Để chấm dứt quá trình xói lở bờ biển Hải Hậu cần phải phá đập Ngô Đồng và khơi lại Sông Sò.The Holocene - Present shoreline migration of Thai Binh - Nam Dinh has occurred in different situations and has been controlled by evolution of deltaic lobes and history of the So River. The shoreline of Ba Lat River mouth is now characterized by strongaggradation while the Hai Hau shoreline is experiencing rapid erosion process, leading to serious damage of the coastal works. In this paper, the authors will answer the aforementioned questions based on the study results of shoreline variation off Thai Binh and Nam Dinh, as well ad the linkage to the evolution of the So River during the Holocene - Present Period. During the aggradation and seaward extension of the Red River Delta, 8 successive deltaic lobes have been formed into a fan-shape formation between 2500 yr. BP shoreline and present shoreline. The Red River trunk has flown across Hai Hau and connected to the sea via Ha Lan Estuary before 1787. However, a disaterous flood occurred in 1787 that destroyed the river bank and made paleo-Red River narrower. Since that time the paleo-Red River became the So River today while the main Red River channel migrated between Nam Dinh and Thai Binh Provinces and finally follows out via Ba Lat Mouth that used to be a minor outlet. Although the river channel was narrowed and sediment budget was decreased, the coastal zone in Hai Hau has continued to extend outward at a rate of ~30m/yr. The coast in Hai Hau has been eroded at a rate of ~19.5m/yr. since a hydraulic dam was built in the So River in Ngo Dong. It means that the rapid erosion off Hai Hau coast was likely caused by the historical food in 1787 and construction of hydraulic dam in 1960. In order to present the coast from erosion, it is necessary to remove the Ngo Dong Dam and enlarge the So River trunk.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH