Khả năng đồng phân hóa Linoleic acid của các chủng Lactobacillus spp. phân lập từ hệ vi khuẩn đường ruột ở người Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Hướng Bùi, Văn Quyền Đồng, Thị Thu Hà, Thế Hưng Hoàng, Thị Lan Anh Lã, Thị Thu Hồng Lê, Đàm Ngọc Anh Lưu, Thị Hoa Nguyễn, Thị Tuyết Nhung Nguyễn, Xuân Thạch Trần, Thị Hiền Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 495.922 Vietnamese

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 445-453

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 493769

Linoleic acid liên hợp (conjugated linoleic acid - CLA) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm chống ung thư, chống xơ vữa, chống tiểu đường, chống nhiễm trùng, giảm cholesterol, chống oxy hóa, chống vi khuẩn, điều chế hệ miễn dịch và các đặc tính kích thích tăng trưởng. Ở người, CLA được sản xuất từ Linoleic acid (LA) bởi vi khuẩn đường ruột. Trong nghiên cứu này, mười chín chủng Lactobacillus (Lac.) phân lập từ vi khuẩn đường ruột của người đã được xác định khả năng chuyển hóa LA của chúng. Các vi khuẩn được nuôi trong môi trường MRS ở dạng lỏng, yếm khí có bổ sung 0,5 mg/mL LA. Hoạt tính đồng phân hóa LA của vi khuẩn trong môi trường MRS được xác định bằng sắc ký khí. Kết quả cho thấy, 4 trong số 19 chủng, bao gồm các chủng Lac.02, Lac.05, Lac.14 và Lac.16 có khả năng tạo ra khoảng 40-50 μg/mL CLA từ LA. Trong số đó, khả năng tạo CLA cao nhất là chủng Lac.02. Trong quá trình tạo ra CLA từ LA, các enzyme liên quan đến quá trình chuyển hóa này ở Lactobacillus đóng vai trò là chất xúc tác cho quá trình thêm vào và loại đi gốc OH (CLA-HY), oxy hóa nhóm OH và khử các nhóm oxo (CLA-DH), di chuyển các liên kết đôi carbon-carbon (CLA-DC) và làm bão hòa của liên kết đôi carbon-carbon (CLA-ER). Các gen cla- dh, cla-dc, cla-hy và cla-er mã hóa cho enzyme CLA-DH, CLA-DC và CLA-ER đều được tìm thấy ở 4 chủng Lac.02, Lac.05, Lac.14 và Lac.16. Kết quả sắc ký khí cho thấy 4 chủng này đều tạo ra cis-9, trans-11 và trans-10, cis-12 CLA. Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tối ưu hóa các điều kiện như nồng độ cơ chất, giá trị pH, nhiệt độ và thời gian nuôi cấy của từng chủng để thu được kết quả tốt nhất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH