Công nghệ phôi vô tính là công nghệ rất có triển vọng cho việc nhân nhanh những cây dược liệu có giá trị. Trong nghiên cứu này, các mẫu lá sâm Ngọc Linh ex vitro được khử trùng bằng nano bạc ở nồng độ và thời gian khác nhau để khử các tác nhân gây nhiễm và cảm ứng tạo mô sẹo làm vật liệu cho nuôi cấy phát sinh phôi vô tính. Kết quả mẫu lá được khử nhiễm trong 3 loại chất khử trùng [Nano bạc, HgCl2 và Ca(ClO2)] thu được như sau: mẫu lá cho tỷ lệ nhiễm thấp nhất (20,00%) ở nồng độ 0,5 g/L nano bạc trong 15 phút
tỷ lệ hình thành mô sẹo và khối lượng tươi cao nhất (72,22% và 0,77 g) ở nồng độ 0,2 g/L nano bạc trong 20 phút khi nuôi cấy trên môi trường SH có bổ sung 1 mg/L 2,4-D và 0,2 mg/L TDZ. Quá trình phát sinh phôi và hình thành chồi tốt nhất khi các mô sẹo thu được nuôi cấy trên môi trường MS có chứa 1 mg/L 2,4-D
0,5 mg/L NAA
0,2 mg/L Kin và bổ sung 1,6 mg/L nano bạc
số lượng phôi hình thành trung bình là 27,33 phôi sau 8 tuần nuôi cấy [hơn gấp 2 lần so với nghiệm thức đối chứng (không có bổ sung nano bạc)]. Các cây hình thành từ chồi trên có chiều cao cây, số rễ, chiều dài rễ, khối lương tươi, khối lượng khô cao hơn so với đối chứng khi nuôi cấy trên môi trường SH có chứa 1 mg/L NAA và bổ sung 1,2 mg/L nano bạc. Nghiên cứu này cho thấy, hiệu quả sử dụng nano bạc thông qua tiền xử lý và bổ sung vào môi trường nuôi cấy đã đạt hiệu quả cao trong khử trùng, cảm ứng hình thành mô sẹo, nâng cao tần suất phát sinh phôi và tạo cây con hoàn chỉnh của cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy in vitro và chuẩn hóa cây con ở giai đoạn vườn ươm.