Hoạt động triều cống, lễ sính giữa Đại Việt và Trung Quốc giai đoạn 1600 -1785

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Mỹ Hạnh Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 951.017 Period of Tang dynasty, 618-907

Thông tin xuất bản: Nghiên cứu Lịch sử, 2021

Mô tả vật lý: 18-36

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 495533

Sau một thời gian dài từ năm 1533 (khi nhà Lê được trung hưng) đến năm 1592 (khi nhà Lê đánh bại nhà Mạc, cuộc nội chiến Nam - Bắc triều chấm dứt), giữa nhà Lê và nhà Minh không tồn tại mối quan hệ ngoại giao chính thức. Đến cuối thế kỷ XVI (cụ thể từ năm 1597), đặc biệt từ đầu thế kỷ XVII, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên được nối lại thông qua hoạt động cầu phong và triều cống. Một khi triều đình phong kiến Trung Hoa công nhận ngôi vị chính thống của "vương" (vua) của nước nhỏ xung quanh thông qua việc ban sắc phong thì cũng đồng nghĩa với việc công nhận nước ấy nằm trong "hệ thống triều cống" mà Trung Quốc là trung tâm. Từ đây, nước "chư hầu" phải có nghĩa vụ triều cống "thượng quốc" theo định kỳ quy định. Đây được xem là phương thức ngoại giao "bắt buộc" để duy trì hoạt động cầu phong, ban phong và đảm bảo cho sự tồn tại trật tự trên - dưới trong "hệ thống" này. Hoạt động triều cống giữa hai nước Đại Việt - Trung Quốc giai đoạn 1600-1785 cũng không là ngoại lệ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH