Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại vườn quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Giang Cao, Thị Như Nụ Hoàng, Đức Thanh Lê, Ngọc Sâm Lý, Thị Minh Huyền Ngô, Minh Hùng Nguyễn, Xuân Trường Nguyễn, Minh Ngọc Trần, Thị Liên Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633.88 Medicine-producing plants

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 151 - 156

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 495942

 Ư Minh Ha National Park is one ofthe remaining types of alum, peat swamp forests and is recognized as one ofthe three high - priority wetland conservation areas in the Mekong Delta. The ecosystem is quite diverse, so this is the habitat of wild animals and many plant species, including medicinal ones. The survey results recorded 190 medicinal plants belonging to 160 genera, 75 families. 2 division of vascular plants as Pteridophyta and Magnoliophyta. The two richest families with 18 species (9.47%) and 12 species (6.32%), respectively are Compositae and Leguminosae. The life-form ofmedicinal plants is divided into six groups, most ofthem belong to herb with 108 species (56.84%). Among the parts used for medicines, the whole plant is most used with 98 species (51.58%). The group of medicines for treating diseases of liver, kidney, bile, urinary tract has the most species (110 species). Two medicinal plant species listed in the "Vietnam Red Book" (2007) are Elaeocarpus hygrophilus Kurz at endangered level (VU A2c, Bl + 2a, b) and Hydnophytum formicarum Jack, at endangering level (EN Alb, d, Bl + 2b, e)
  a species (Stephania longa Lour.) included in the Government Decree No 06/2019/ND-CP is belonged to group IIA restricted from exploitation and use for commercial purposesVườn Quốc gia U Minh Hạ là một trong những kiểu rừng úng phèn, đầm lầy than bùn quan trọng còn sót lại và được công nhận là 1 trong 3 khu bào tồn đất ngập nước ưu tiên cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ có hệ sinh thái khá đa dạng nên đây là nơi sinh sống của các loài động vật hoang dã và cùa nhiều loài thực vật, trong đó phải kể đến là các loài thực vật dùng làm thuốc. Kết quả điều tra đã ghi nhận có 190 loài cây thuốc thuộc 160 chi, 75 họ, 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Hai họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc 18 loài và họ Đậu 12 loài. Dạng thân cùa cây thuốc được chia làm 6 nhóm, trong đó dạng thân thảo chiếm số lượng lớn nhất là 108 loài chiếm 56,84 %. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận cả cây được sử dụng nhiều nhất với 98 loài chiếm 51,58%. Nhóm thuốc chữa các bệnh về gan, thận, mật, đường tiết niệu có nhiều loài nhất (110 loài). 2 loài cây thuốc nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) là loài Cà na (Elaeocarpus hygrophilus Kurz) ờ mức sẽ nguy cấp (VU A2c, Bl + 2a,b) và loài Bí kỳ nam (Hydnophytumformicarum Jack.) ở mức nguy cấp (EN Alb, d, Bl + 2b,e), một loài nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP thuộc nhóm II hạn chế khai thác, sừ dụng vì mục đích thương mại là loài Lõi tiến (Stephania ỉonga Lour.)
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH