Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của phương pháp cho ăn gián đoạn trong nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông (Anabas testudineus Bloch, 1792). Cá rô đầu vuông giống có trọng lượng trung bình 2,91±0,41(g) được bố trí nuôi trong 9 bể xi măng (300L) trong 60 ngày với 3 nghiệm thức: (1) cho cá ăn theo nhu cầu 2 lần/ngày (NT1)
(2) cho cá ăn theo nhu cầu 7 ngày ngừng 2 ngày (NT2)
(3) cho cá ăn theo nhu cầu 7 ngày ngừng 3 ngày (NT3). Sau 60 ngày nuôi, cá ở NT1 có trọng lượng cao nhất (19,65g), trọng lượng cá giữa NT2 (14,48g) và NT3 (14,08g) không có sự khác nhau về ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức không khác nhau và dao động từ 97,50 - 99,17%.Tương tự, hiệu quả sử dụng thức ăn (FCE) và hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) giữa các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Như vậy, có thể nói rằng, phương pháp cho ăn gián đoạn không đem lại hiệu quả trong nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông.This study is carried out to assess the effect of interrupted feeding method in growth out culture of square-head climbing perch (Anabas testudineus). The juvenile fish with average weight of 2,91±0,41(g) are cultured in 9 tanks (300L) in 60 days with 3 feeding treatments, that are (1) daily satiation feeding (NT1)
(2) satiation feeding for 7 days and starvation for 2 days (NT2)
(3) satiation feeding for 7 days and starvation for 3 days (NT3). After 60 days of culture, body weight of fish in NT1 is highest(19,65g) while there are no significant differences of this of fish between NT2 (14,48g) and NT3 (14,08g). The survival rate of fish between the treatments is not different and ranges from 97,50 to 99,17%. Similarly, feed conversion ratio (FCR) and feed conversion efficiency (FCE) do not significantly differ between treatments. Thus, it can be said that interrupted feeding may not be the effective feeding method in growth out culture of square-head climbing perch.