Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón lá đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng xà lách xoong tại Vĩnh Long cho thấy 3 giống xà lách xoong nhập nội có sự sinh trưởng, năng suất thương phẩm (0,80 kg/m2) và chất lượng tương đương nhau. Ba mật độ trồng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất thương phẩm (0,78 kg/m2) và chất lượng của xà lách xoong. Thí nghiệm 2 bố trí lô phụ, với 3 lặp lại, lô chính là giống xà lách xoong trồng từ hom (vì giống địa phương không có hạt): (1) Nhập nội và (2) Địa phương - Đối chứng. Lô phụ là loại phân bón lá: (1) Không cung cấp phân bón lá, (2) Phân kem, (3) Phân bón lá và (4) Phân kem + phân bón lá. Kết quả giống Nhập nội có năng suất thương phẩm (3,20 kg/m2), chiều dài thân chính và số chồi thấp hơn giống địa phương (năng suất thương phẩm 4,80 kg/m2) nhưng giống Nhập nội có khối lượng cây, đường kính thân và tỷ lệ bệnh thán thư cao hơn giống Địa phương. Về 4 loại phân bón lá: phân Kem + phân bón lá trên cây xà lách xoong năng suất thương phẩm (4,57 kg/m2) cao hơn không cung cấp phân qua lá, phân Kem, phân bón lá riêng lẻ.The study results of effects of seeds, sowing density and foliar fertilizer on growth, yield and quality of watercress in Binh Minh town, Vinh Long province showed that, 3 varieties of introduced watercress including Rado 704, Tan Nong Phat and Truong Phuc had the similar growth and yield (commercial yield of 0.80 kg/m2) and quality. Three sowing densities did not affect the growth and yield (commercial yield of 0.78 kg/m2) and the quality of watercress. The experiment 2 was designed in split-plots with three replications. Two main plots were two varieties of watercress: (1) The introduced variety and (2) Local variety as control. Four sub-plots were foliar fertilizer: (1) without foliar fertilizer as control, (2) Balado Complete fertilizer, (3) Spirulina fertilizer and (4) Balado Complete fertilizer + Spirulina fertilizer. The results showed that introduced varieties had a commercial yield of 3.20 kg/m2, the main stem length, number of leaves and shoots were lower than local varieties (commercial yield of 4.80 kg/m2), but the introduced variety had an average weight of plants, stem diameter and anthracnose rate higher than that of local varieties. The quality of introduced and local watercress varieties was similar. About 4 types of foliar fertilizers: The commercial yield (4.57 kg/m2) of watercress when using Balado Complete fertilizer+Spirulina fertilizer was higher than that of watercress without separate Balado Complete fertilizer or Spirulina fertilizer.