Tổng hợp vật liệu compozit MnO/SiO2/C bằng phương pháp sol-gel và đánh giá tính chất điện hóa vật liệu ứng dụng làm điện cực âm cho pin sạc Li-ion

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mỹ Loan Phụng Lê, Huỳnh Anh Khoa Nguyễn, Văn Hoàng Nguyễn, Gia Thịnh Phùng, Văn Mẫn Trần, Tấn Phát Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 621.35 Superconductivity

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học & Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1521-1520

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 497413

 Trong nghiên cứu này, vật liệu MnO/SiO2/C được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel ứng dụng làm điện cực âm cho pin sạc Li-ion. Kết quả nhiễu xạ tia X (XRD) cho thấy mũi nhiễu xạ quan sát được ở vị trí khoảng 18o , 19,5o , 36o , 45o và 67,5o đặc trưng của vật liệu SiO2 thương mại. Mũi nhiễu xạ khoảng 22 - 23o và 43 - 44o tương ứng với vật liệu cacbon vô định hình từ quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong môi trường khí argon. Tại các vị trí đỉnh nhiễu xạ tại 35o , 41o , 59o đặc trưng cho vật liệu MnO. Phổ Raman của vật liệu compozit cho hai dải dao động D và G tại các số sóng tương ứng là 1363 cm−1 và 1595 cm−1 ứng với cấu trúc mất trật tự và trật tự của cacbon. Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) và ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM) quan sát được các hạt hình cầu, kích thước khoảng 15-50 nm bao phủ đều trên bề mặt. Hỗn hợp cacbon vô định hình và MnO được trộn với nhau tạo thành các khối có đường kính khác nhau từ 1- 8 µm. Kết quả điện hóa bước đầu cho thấy bán pin Li-ion sử dụng vật liệu cực âm MnO/SiO2/C khảo sát trong vùng thế từ 0,01 - 2 V có dung lượng riêng đạt khoảng 800 mAh/g tại tốc độ 1,0 A/g và ổn định sau 100 chu kì, hiệu suất phóng sạc >
  98%, dung lượng riêng có xu hướng tăng trong 10 chu kì đầu tiên, phù hợp để lắp ráp pin Li-ion hoàn chỉnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH