Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam trong năm 2021 về tác động của Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020 cho thấy, Chương trình đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc hoàn thiện lý luận, cơ chế, chính sách cho mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Nhiều kết quả nghiên cứu về lý luận, kiến nghị về cơ chế, chính sách của Chương trình đã được Đảng, nhà nước tham khảo, sử dụng để ban hành các chủ trương, nghị quyết quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong những năm tiếp theo. Chương trình cũng đã tạo ra được những tác động rõ rệt và đóng góp tích cực đến tăng trưởng nông nghiệp thể hiện ở 5 nội hàm về cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thay đổi sử dụng nguồn vật tư đầu vào theo hướng tiết kiệm, thân thiện với môi trường, từng bước thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và nâng cao năng lực tiếp nhận, nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) trong nông nghiệp. Đồng thời cũng đã tác động rõ rệt đến kết quả thực hiện 12 trong tổng số 19 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó tác động rõ rệt nhất là các tiêu chí về thu nhập, việc làm, quy hoạch, thuỷ lợi, môi trường và chất lượng sản phẩm, văn hoá, chính trị và tiếp cận pháp luật.Research findings of the Vietnam Academy of Agricultural Sciences in 2021 on the impact of the Science and Technology Program for new - rural areas construction in the period of 2011 - 2020 indicated that the Program has made many positive contributions on perfecting theory, mechanisms and policies for the national goal of new rural construction in the country. Many research results on theory, recommendations on mechanisms and policies of the Program have been consulted and used by the Party and State to issue important resolutions in the economic development of the country, in the development of agriculture, rural areas and farmers in the following years. The program has also made clear impacts and positive contributions to agricultural growth, reflected in five connotations of improving productivity and quality of crops and livestock, contributing to the restructuring of agriculture, improving of production efficiency and developing of commodity production, changing the use of input materials in the direction of saving and being friendly to the environment, step by step promote the operational efficiency of production linkage models along the value chain and improving the capacity of adopting and scaling up advanced technical in agriculture. At the same time, it had also a clear impact on the implementation of 12 out of 19 criteria for building new rural areas, of which the clearest impact are the criteria of income improvement, job creation, master planning, irrigation, environment and product quality, culture, politics and access to law.