Giáo dục STEM không chỉ là xu thế mà là yếu tố bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong những năm gần đây. Một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục là phát triển năng lực học sinh. Vậy có thể phát triển được năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua giáo dục STEM hay không? Nghiên cứu này trình bày giải pháp đưa giáo dục STEM vào trong chương trình phổ thông của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dựa theo tiến trình dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh, tiến hành thực nghiệm với chủ đề "Tua-bin gió" và chủ đề "Kính tiềm vọng" trên 52 học sinh. Từ đó xác định năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình tham gia học tập hai chủ đề trên. Nghiên cứu bước đầu cho thấy, thông qua các chủ đề STEM đã thiết kế, học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề. Điều này cũng cho thấy nhóm nghiên cứu có thể tiếp tục mở rộng quy mô (về số lượng học sinh, số lượng chủ đề STEM, đối tượng thực nghiệm) để có những kết quả thuyết phục hơn nữa.STEM education is not only a trend in education, but has also become a mandatory element in General Education programs in Lao PDR in recent years. One of the important objective of education is to develop students' capacity. The question here is whether Laos students problem-solving capacity is possible to develop with the implementation of STEM education or not. This study presents some solutions to implement STEM education in curriculum of general education programs of Lao PDR following problem-solving approach. The researchers have proposed studying the students' manifestations of problem-solving capacity, then conducting experiments with the topics "Wind Turbines" and "Periscope" over 52 students to identify their problem-solving capacity. Initially, the research shows that with STEM-based lessons on two topics mentioned above, students' problem-solving capacity has been developed deliberately and effectively, which allows the researchers to expand the scope of their further study (in the number of the students, STEM topics, and experimental subject) to get more persuasive results.