Khả năng đáp ứng sinh trưởng của cỏ Ghine (Panicum maximum) và Setaria (Setaria sphacelata) ở các nồng độ tưới mặn khác nhau trong điều kiện nhà lưới

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Dung Bùi, Quốc Thiện Đặng, Thị Thu Trang Đặng, Thụy Diễm Trang Ngô, Châu Thanh Tùng Nguyễn, Thạch Sanh Nguyễn, Thị Hải Yến Nguyễn, Thị Ngọc Diệu Nguyễn, Phước Toàn Trịnh

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 633.2 Forage crops

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 127 - 134

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 498236

Nghiên cứu được thực hiện nhâm đánh giá khả năng đáp ứng sinh trưởng của hai loài cỏ Ghine (Panicum maximum) và Setaria (Setaria sphacelata) ở các nồng độ tưới mặn 0, 5, 10 và 15 g NaCl/L theo thời gian. Nghiên cứu được bố trí trong điều kiện nhà lưới theo thể thức thừa số nhân tố hoàn toàn ngầu nhién với ba lẩn lặp lại cho mỏi nghiệm thức. Nồng độ mặn 10 và 15 g NaCl/L đã gây suy giảm sinh trưởng và phát triển của hai loài cỏ nghiên cứu. Chiều cao cây, chiều dài lá, chiều rộng phiến lá giảm khi tăng nồng độ tưới mặn. Đặc biệt, hàm lượng diệp lục trong lá cỏ Ghine ở các nghiệm thức mặn 5-15 g NaCl/L cao hơn nghiệm thức đối chứng, trong khi ở cỏ Setaria chỉ có nghiệm thức 5 g NaCl/L cao hơn đối chứng. Kết quả ghi nhận, nồng độ mặn 10 và 15 g NaCl/L đã làm giảm 40-50% sinh khối tươi phần thân lá của hai loài cỏ so với cây đối chứng (0 g NaCl/L). Chỉ số chống chịu mặn (STI) trung bình của cỏ Setaria (86,4%) cao hơn cỏ Ghine (74,6%), minh chứng cỏ Setaria chịu mặn tốt hơn và có tiềm năng để chọn trồng trên những vùng đất xâm nhập mặn phục vụ cho sản xuất cỏ làm thức ăn gia súc ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.The study was conducted to evaluate the growth response of the two-forage species of Ghine (Panicuni maximum) and Setaria (Seiaria sphacelata) at the different salinity concentrations of 0, 5, 10 and 15 g NaCl/L in irrigation water over time. The experiment was carried out in the net house condition in a factorial completely randomized design with three replicates for each treatment. Salinity concentrations of 10 and 15 g NaCl/L affected the growth and development of the two studied species. Plant height, leaf length, and leaf width were decreased as salinity increased. In particular, the leaf chlorophyll content of Ghine in the salinity levels of 5-15 g NaCl/L was higher than that of plants in the control treatment (0 g NaCl/L), while only Setaria in 5 g NaCl/L had leaf chlorophyll content higher than in the 0 g NaCl/L. As a result, salinity concentration of 10 and 15 g NaCl/L reduced 40-50 g above ground fresh biomass of the two species compared to the control plants (0 g NaCl/L). The average salinity tolerance index (STI) of Setaria grass (86.4%) was higher than that of Ghine (74.6%), proving that Setaria was better salt tolerant and had the potential to be planted in saline intrusion soils for forage production in the coastal provinces of the Mekong river delta.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH