Nghiên cứu bệnh chứng về ảnh hưởng của dinh dưỡng giai đoạn bú mẹ đến thừa cân và béo phì ở trẻ em 24 đến 60 tháng tại một số tỉnh miền bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: A.N Afanaseva, Nam Khánh Đỗ, Thị Thùy Dung Lê, Thị Tuyết Lê, NV Savvina

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 649.3 Feeding children

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 330-336

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 498241

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng giai đoạn bú mẹ đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ mầm non. Nghiên cứu được thực hiện trên 126 trẻ béo phì và thừa cân độ tuổi 24 - 60 tháng tuổi và 306 trẻ bình thường thuộc nhóm chứng (theo tiêu chí WHO 2006). Phân tích thống kê đơn biến và đa biến về đặc điểm dinh dưỡng trong thời kỳ trẻ sơ sinh tác động lên thừa cân béo phì ở trẻ mầm non không có ý nghĩa thống kê bao gồm: đặc điểm bú mẹ hoàn toàn (p = 0,24), bổ sung sữa công thức trong 6 tháng đầu (p = 0,992), thời điểm cai sữa (trước 12 tháng: p = 0,81, sau 24 tháng: p = 0,97), tuổi bắt đầu ăn dặm (trước 4 tháng: p = 0,25, sau 6 tháng: p = 0,78). Ở giai đoạn trẻ bú mẹ có biểu hiện thích ăn dặm làm tăng nguy cơ bị thừa cân béo phì khi trẻ 24 - 60 tháng với OR = 2,08 (phân tích đơn biến) và OR = 2,12 (phân tích đa biến) (p = 0,004). Như vậy, ở giai đoạn bú mẹ, đặc điểm bú mẹ hoàn toàn hoặc ăn bổ sung sữa công thức trong 6 tháng đầu, tuổi bắt đầu ăn dặm, thời điểm cai sữa không ảnh hưởng đến tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ mầm non. Trẻ bú mẹ háu ăn có nguy cơ bị thừa cân và béo phì khi trẻ 24 đến 60 tháng.This study assessed the effect of nutrition in infancy on overweight and obesity of preschool aged children. This study was conducted on 126 obese and overweight children aged 24-60 months and 306 normal children in the control group (according to WHO 2006 criteria). The statistical significance for overweight and obesity in preschool children was not shown in the results of univariate and multivariate analysis of nutritional characteristics in the infant period, as such factors: breastfeeding (p = 0.24), the addition of formula in the first 6 months (p = 0.992), duration of breastfeeding (before 12 months: p = 0.81, after 24 months: p = 0.97), age of the beginning of complementary foods (before 4 months: p = 0.25, after 6 months: p = 0.78). Infants attracted to complementary foods had a risk of being overweight and obese in preschool age with OR = 2.08 in univariate analysis and OR = 2.12 in multivariate analysis (p = 0.004). Therefore, exclusive breastfeeding or consumption of the mixture nutrition during the first 6 months, the age of the beginning of complementary feeding, duration of breastfeeding did not affect the development of overweight and obesity in children. Complementary food liked children showed the possibility of being overweight and obese by 24 to 60 months.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH