Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi chứa các dòng vi khuẩn Bacillus aquimaris KG6-3, Burkholderia sp. BL1-10, Bacillus megaterium ST2-9 và Citrobacter freundii RTTV_12 lên sinh trưởng, năng suất giống lúa Một Bụi Đỏ và đặc tính đất nhiễm mặn trong mô hình canh tác tôm-lúa ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Thí nghiệm được bố trí thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiệm thức có sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi với liều lượng 75 kg/ha cho hàm lượng Si tổng số, N tổng số, P tổng số, K tổng số trong thân và năng suất lúa cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê (p<
0,05) so với nghiệm thức đối chứng chỉ sử dụng phân NPK theo kinh nghiệm của nông dân. Bên cạnh đó, việc sử dụng chế phẩm vi sinh chịu mặn NPISi còn giúp cải thiện một số đặc tính hóa học và sinh học đất như hàm lượng đạm hữu dụng, P dễ tiêu, mật số vi khuẩn, mật số vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn hòa tan lân và vi khuẩn hòa tan Si trong đất ở thời điểm kết thúc thí nghiệm.The objective of the study was to evaluate the efficacy of NPISi salt tolerant microbial product containing several bacterial strains Bacillus aquimaris KG6-3, Burkholderia sp. BL1-10, Bacillus megaterium ST2-9 and Citrobacter freundii RTTV_12 on growth, yield of the Mot Bui Do rice cultivar and some salt affected soil characteristics in shrimp - rice farming system at Phuoc Long district, Bac Lieu province. The experiment was arranged in a completely randomized block design with 4 treatments and 4 replications. The results showed that the treatments applied with NPISi microbial product with a dose of 75 kg/ha gave higher total concentrations of Si, N, P and K in rice stem and yield and were significantly different in statistics (p<
0.05) as compared with the control treatment applied only NPK fertilizer as farmer practice. In addition, the use of NPISi salt tolerant microbial product also helped to improve some chemical and biological properties of the salt affected soil through an increase of the content of available nitrogen, phosphorous, total bacterial numbers, nitrogen fixing, phosphate solubilizing, and silicate solubilizing bacterial numbers in soil at the end of the experiment.