In recent years, craft villages are one of the attractive cultural resources to be exploited for tourism activities. Many localities have taken advantage of this resource to develop tourism in order to enhance people's livelihood. This paper opts for cassava noodle artisanal production in Que Son district, Quang Nam province, as a case study. Que Son's cassava noodle traditional village was established quite a long time ago
however, this special resource has not been yet effectively exploited to create tourism products. Using the value chain analysis method, the authors aim to study how stakeholders involve in tourism activities' implementation and operation. The value chain approach will contribute to both sectors, agriculture and tourism. In addition, the authors also use an in-depth interview method with the local government and enterprises to collect opinions about a model to develop craft village tourism. The findings show the potential for cassava noodle village to become a touristic site by linking stakeholders, under the coordination of Caromi - a cassava noodle factory. This paper also proposes the value chain framework to indicate the stakeholders' role and benefits when participating in craft village tourism.Trong những năm gần đây, làng nghề là một trong những tài nguyên nổi bật để khai thác hoạt động du lịch. Nhằm phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của người dân, các địa phương đã tận dụng nguồn tài nguyên này để phát triển du lịch. Bài viết lựa chọn làng nghề phở sắn Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam là trường hợp nghiên cứu. Đây là làng nghề truyền thống lâu đời nhưng chưa được khai thác hiệu quả trong xây dựng sản phẩm du lịch. Nhóm tác giả đã tiếp cận phương pháp phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các bên tham gia cần thực hiện trong quy trình sản xuất và vận hành. Cách tiếp cận chuỗi giá trị sẽ mang ý nghĩa kép cho cả hai lĩnh vực: nông nghiệp và du lịch. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để tìm hiểu các định hướng và quan điểm phát triển du lịch làng nghề. Kết quả bài viết cho thấy tiềm năng du lịch làng nghề phở sắn Quế Sơn và khả năng liên kết với các tác nhân có liên quan để tạo nên chuỗi giá trị du lịch, dưới sự điều phối của doanh nghiệp chế biến phở sắn Caromi. Bài viết cũng đề xuất sơ đồ liên kết chuỗi để thấy rõ vai trò của các bên có tham gia và lợi ích của họ trong việc phát triển du lịch làng nghề.