Nghiên cứu nhằm mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân gút tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 73 đối tượng trên 18 tuổi được chấn đoán mắc bệnh gút theo tiêu chuẩn ACR/EULAR 2015 (Hội Thấp khớp học Hoa Kì và Liên đoàn phòng chống thấp khớp Châu Âu), trong thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5,5% bệnh nhân có tình trạng thiếu năng lượng trường diễn (BMI - chỉ số khối cơ thể <
18,5), 53,4% bệnh nhân có tình trạng thừa cân/béo phì (BMI ≥ 23). Những đối tượng mắc bệnh mạn tính không lây đi kèm có nguy cơ thừa cân/béo phì cao hơn so với những đối tượng không mắc bệnh (OR = 7,4). Khi đánh giá theo phương pháp SGA, có 15,0% người bệnh có nguy cơ suy dinh dưỡng ở mức độ nhẹ đến vừa (SGA-B), trong đó bệnh nhân nội trú chiếm tỉ lệ cao hơn so với bệnh nhân ngoại trú (31,6% so với 9,3%). Những người bệnh có trên 10 đợt gút cấp/năm có nguy cơ suy dinh dưỡng lớn hơn (OR = 5,6), theo phương pháp SGA.This study was conducted to assess the nutritional status and related factors of gout patients at Saint Paul General Hospital. This was a descriptive study using a cross-sectional design
we studied 73 subjects over 18 years old diagnosed with gout according to ACR/EULAR 2015 criteria (American Society of Rheumatology and European Rheumatology Federation), from December 2020 to March 2021. We found 5.5% of the subjects has chronic energy deficiency (BMI - body mass index <
18.5) and 53.4% of patients were overweight/obese patients (BMI ≥ 23). Based on SGA, 15.0% of patients are at risk of mild to moderate malnutrition (SGA-B), in which inpatients accounted for a higher proportion than outpatients (31.6% vs. 9.3%). Subjects with chronic noncommunicable diseases contributed a higher risk of overweight/obesity (OR = 7.4). Patients with more than 10 gout attacks/year had a greater risk of SGA malnutrition (OR = 5.6).