Lịch sử nghiên cứu Phật giáo của Nhật Bản chịu ảnhhưởng của nhiều nhân tố lịch sử. Phật giáo truyền vào Nhật Bảnvào thời kỳ Nam Bắc triều của Trung Quốc, giai đoạn này chútrọng việc học tập giáo lý và giảng kinh, vì thế việc nghiên cứuPhật giáo Nhật Bản tập trung vào truyền thống nghiên cứu tưtưởng và giáo lý. Cho đến thời kỳ cận đại thì cùng với việc tiếpthu nền tảng cơ bản phương pháp nghiên cứu Văn hiến học thìkhuynh hướng này mới càng được nhấn mạnh. Nghiên cứu vănhiến đã trở thành nội dung chủ đạo trong học giới Phật giáoNhật Bản. Đối tượng nghiên cứu cũng được giới hạn bởi các tácphẩm học thuật giáo lý nhưng việc nghiên cứu các tác phẩmtruyền thuyết Phật giáo dân gian, những bài waka, những tácphẩm văn học chịu ảnh hưởng của Phật giáo thì lại ít đượcnghiên cứu.Các học giả rất chú tâm tới việc nghiên cứu những tác gianhưng về đối tượng tiếp nhận các sáng tác đó thì gần như chưaquan tâm đến. Nhật Bản từ trước tới nay bảo tồn được rất nhiềutư liệu chép tay. Tuy các sách vở, tùng thư được xuất bản rấtnhiều nhưng vẫn có nhiều tác phẩm luận nghĩa, thuyết pháp vẫnchưa được in ấn. Hiện nay, tuy đã có rất nhiều công tác thúcđẩy việc số hóa các tư liệu chép tay nhưng nghiên cứu các vănbản chép tay này vẫn là một vấn đề khó thực hiện.Cũng có không ít học giả nước ngoài nghiên cứu Phật giáo NhậtBản, nhưng những học giả trong nước lại thường bỏ qua các* Khoa Xã hội và Nhân văn, Đại học Tokyo.Bài viết được đăng trên Fo Guang Journal of Buddhist Studies năm 2015, số 1, tr.145-168 với tiêu đề “The State of the Field and Several Issues to be Resolved in theStudy of Japanese Buddhism”.97 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 12 - 2017thành quả nghiên cứu đó, đây là một điều rất cần phải cải thiện.Sự phân định thời đại lịch sử của Nhật Bản không quá minh xác,vả lại mỗi một thời đại lại có sự chú trọng khác nhau. Trên thựctế thì các học giả nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản tập trung mốiquan tâm vào thời kỳ Trung đại và Cận đại là chủ yếu. Hy vọngcác học giả trong tương lai sẽ tập trung nhiều hơn vào Phậtgiáo Nhật Bản thời kỳ Cổ đại và Cận thế.Dẫu nói rằng các nghiên cứu về giáo lý chiếm vị thế chủ đạotrong nghiên cứu Phật giáo của Nhật Bản nhưng luận nghĩa,thuyết pháp, đặc biệt là trước thời điểm hình thành tông phái từthời Insei đến Kamakura vẫn là một khoảng trống trong nghiêncứu. Nếu coi Phật giáo chia thành “Học” và “Hành” thì mốiquan tâm của các học giả đối với vấn đề “Hành” là quá ít. Đâycó thể chính là một đặc điểm lịch sử quan trọng của Phật giáoNhật Bản, đó cũng là một vấn đề nghiên cứu quan trọng và cũnglà một khâu đột phá của hiện tại.