Nghiên cứu đánh giá khả năng kháng nấm mốc cho vật liệu xây dựng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Chiến Lê, Thị Song Lê, Ngọc Trang Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 069.22 Planning for buildings

Thông tin xuất bản: Tạp chí Vật liệu và Xây dựng, 2021

Mô tả vật lý: 103-111

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 498646

 Việt Nam là một quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có đường bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam. Do vậy môi trường không khí trong nhà thường dễ bị ẩm ướt. Đây là điều kiện lý tưởng để nấm mốc có thể phát triển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và làm biến đổi thành phần, tính chất vật liệu tạo ra những mối nguy hại đến công trình xây dựng. Nghiên cứu thử nghiệm khả năng kháng nấm mốc của Vật liệu xây dựng đang được thực hiện tại Trung tâm Thiết bị, Môi trường và An toàn Lao động - Viện Vật liệu xây dựng  theo tiêu chuẩn ASTM D3273 - 16. Phương pháp thử nghiệm sử dụng ba chủng nấm mốc: Aureobasidium pullulans ATCC 9348, Aspergillus niger ATCC 6275 và Penicillium Sp ATCC 9849 được phân lập trong 10 đến 14 ngày. Khi các chủng nấm đạt đến độ phát triển tối ưu, tiến hành cấy các bào tử nấm này sang môi trường đất chứa 25 % rêu bùn, độ pH 5,5 đến 7,0. Nghiên cứu tiến hành so sánh và đánh giá khả năng kháng nấm mốc của các loại mẫu thử: Tấm trần thạch cao kháng khuẩn
  tấm sợi khoáng tiêu âm
  tấm thạch cao thông thường và tấm gỗ ép MDF, sau khi phơi nhiễm trong môi trường chứa các bào tử nấm này ở điều kiện nhiệt độ 32,5 ± 1 oC và độ ẩm 95 ± 3 % trong thời gian 04 tuần. Bài viết này đề cập đến nội dung của phương pháp đánh giá,  kết quả đánh giá và so sánh khả năng kháng nấm mốc của một số vật liệu xây dựng kháng nấm mốc và thông thường trên thị trường Việt Nam.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH