Đánh giá sinh trưởng và năng suất của cây đương quy nhật bản (angelica acutiloba kit.) và cây đan sâm (aalvia miltiorrhiza bunge) trồng tại xã hồng thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thuý Nga Chu, Thị Thu Hà Đào, Thu Huế Đào, Văn Giáp Nguyễn, Thị Nhung Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 635.8 Mushrooms and truffles

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tân Trào), 2021

Mô tả vật lý: 54-59

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 498648

 Angelica acutiloba Kitagawa was immigrated to Vietnam in 1990 and Salvia mitiorrhiza Bunge was immigrated to Vietnam in the 1960s from China. Currently, both herbs are grown and developed in various places. They are precious medicinal plants, are important medicinal plants in many traditional medicines. Research results show that tuber diameter is 0.79cm, tuber length is 27.8cm, yield is 68.8g/plant or Salvia mitiorrhiza Bunge
  reached 1.80cm in tuber diameter, 19.0cm in tuber length and yield is 16.0g/ plant for the Angelica acutiloba Kitagawa. The main diseases on Salvia mitiorrhiza Bunge are root rot in an extremely common level
  for Angelica acutiloba Kitagawa plants, root rot did not appear, but pests mainly included small snails and leaf folders, with a low degree of prevalence. In general, the growth and development ability of these two species are completely suitable with the soil and climate conditions in Na Hang district as well as other localities with similar conditions.Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kit.) được di thực vào Việt Nam từ năm 1990 và Đan sâm (Salvia mitiorrhiza Bunge) được di thực vào Việt Nam từ những năm 1960 từ Trung Quốc. Hiện nay, cả 2 loại dược liệu được trồng và phát triển ở nhiều nơi, đây là 2 cây dược liệu quý, là cây thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y, là những vị thuốc có thể thay thế để chữa các bệnh về thiếu máu, đau đầu, suy nhược cơ thể, viêm khớp, hạn chế ung thư và các bệnh về tim mạch, ... Là cây yêu cầu sinh thái ưa khí hậu mát mẻ, khi trồng ở độ cao trên 800 m sẽ cho các hoạt chất dược liệu cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khi trồng 2 loại dược liệu này ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đường kính củ đạt 0,79 cm, chiều dài củ 27,8 cm, năng suất đạt 68,8 g/cây đối với cây Đan sâm
  đạt 1,80 cm về đường kính củ, 19,0 cm về chiều dài củ và năng suất đạt 116,0 g/cây đối với cây Đương quy. Bệnh hại chính trên cây Đan sâm là thối rễ, thối gốc với mức độ rất phổ biến
  đối với cây Đương quy bệnh thối rễ, thối gốc không xuất hiện nhưng xuất hiện sâu hại chủ yếu gồm ốc sên nhỏ và sâu cuốn lá, với mức độ ít phổ biến. Nhìn chung, khả năng sinh trưởng và phát triển của 2 loài cây này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại huyện Na Hang cũng như các địa phương có điều kiện tương đồng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH