Mô tả ảnh hưởng của bơm CO2 lên mạch, huyết áp trên người bệnh phẫu thuật nội soi ổ bụng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thu Hương Hoàng, Thị Minh Thu Nguyễn, Thị Hân Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.01441 Human physiology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 179-185

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 498688

 Describe changes in pulse, blood pressure (BP) in patients undergoing laparoscopic abdominal surgery with CO2 pump at Xanh Pon Hospital in 2021. Methods: Observing 40 patients undergoing laparoscopic abdominal surgery with CO2 with pump (pumping rate 2,3±0,36 liters/min, pumping pressure 11,13±0,42 mmHg) at Xanh Pon Hospital in 2021. Patients are monitored before, during the pump and 120 minutes after the CO2 discharge. Evaluation criteria: Change in radial pulse rate, systolic BP (SBP), diastolic BP (DBP), mean BP (MBP). Results: Pulse changed significantly at the times: 8 minutes after CO2 pump (increased 4,26% compared to the time before anesthesia), after CO2 deflation (increase of 2,06%), extubation (increase of 7%). The BP decreased much at the time of induction of anesthesia with a reduction of MBP 19,99%
  SBP 20,08%
  DBP 19,1%)
  but after CO2 pump, BP increased more than the time before inflation (10 minutes after CO2 pump increased MBP 5,8%
  SBP 7,4%
  DBP 4,5%) and remained elevated throughout the surgery. The BP decreased much after induction of anesthesia
  after CO2 pump, systolic and diastolic BP tended to decrease more than the time before surgery. The time after deflation, BP decreased compared to the time of surgery (reduced MBP 3,6%
  SBP 4,8%
  DBP 2,4%). At the time of extubation, blood pressure increased (increase in MBP 5.5%
  SBP 5,1%
  DBP 6,5%). Conclusion: Pumping CO2 into the peritoneal cavity in patients undergoing laparoscopic abdominal surgery causes significant changes in pulse and blood pressure at some time points (after CO2 pump, after deflation, extubation).Mô tả những thay đổi trên mạch, huyết áp ở người bệnh (NB) phẫu thuật nội soi (PTNS) ổ bụng có bơm CO2 tại bệnh viện (BV) Xanh Pon năm 2021. Phương pháp: Quan sát 40 NB PTNS ổ bụng có bơm CO2 vào khoang phúc mạc (tốc độ bơm 2,3±0,36 lít/phút, áp lực bơm 11,13±0,42 mmHg) tại BV Xanh Pon năm 2021. Người bệnh được theo dõi trước, trong bơm và sau xả CO2 120 phút. Chỉ tiêu đánh giá: tần số mạch quay, huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr), huyết áp trung bình (HATB). Kết quả: Mạch thay đổi ở các thời điểm (so với mạch nền): sau bơm hơi 10 phút (tăng 4,26%), sau xả hơi (tăng 2,06%), rút ống nội khí quản (tăng 7,01%). Huyết áp giảm nhiều tại thời điểm sau khởi mê với mức giảm HATB 19,99%
  HATT 20,08%
  HATTr 19,1%. Sau bơm hơi huyết áp tăng hơn so với trước bơm CO2 (sau bơm hơi 10 phút tăng HATB 5,8%
  HATT 7,4%
  HATTr 4,5%) và duy trì mức tăng trong suốt quá trình bơm. Thời điểm sau xả hơi (Tsx) huyết áp giảm so với thời điểm lên phẫu thuật (giảm HATB 3,6%
  HATT 4,8%
  HATTr 2,4%). Tại thời điểm rút ống NKQ huyết áp tăng cao (tăng HATB 5,5%
  HATT 5,1%
  HATTr 6,5%). Kết luận: Bơm CO2 vào khoang phúc mạc trên NB PTNS ổ bụng làm thay đổi đáng kể mạch, huyết áp tại một số thời điểm (sau bơm hơi 10 phút, sau xả hơi, rút ống NKQ).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH