Phân tích tính phù hợp của chỉ định kháng sinh kinh nghiệm, liều dùng và cách dùng trên bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại bệnh viện (VPMPTBV) và viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang. Đối tượng và phương pháp: Bệnh nhân được chẩn đoán VPMPTBV/VPLQTM trong giai đoạn từ tháng 1/2019 đến tháng 9/2020. Phương pháp hồi cứu mô tả trên bệnh án. Kết quả: Tổng số 121 bệnh nhân với độ tuổi trung bình 63,8 ± 18,1(năm)
thời gian sử dụng kháng sinh trung bình 17,6 ± 6,5 (ngày)
tỷ lệ mẫu dương tính với vi khuẩn 37,9%
tác nhân gây bệnh chủ yếu là Acinetobacter baumannii (18/55)
Pseudomonas aeruginosa (16/55)
tỷ lệ lựa chọn phác đồ kinh nghiệm phù hợp so với quy ước nghiên cứu là 43,0%, tỷ lệ phù hợp của liều dùng và cách dùng lần lượt là 26,4% và 100%
tỷ lệ bệnh nhân khỏi và đỡ sau cả đợt điều trị là 50,4%. Kết luận: Nghiên cứu đã chỉ ra một số đặc điểm nổi bật về sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân VPMPTBV/VPLQTM. Các kết quả nghiên cứu sẽ là các căn cứ quan trọng để bệnh viện tiếp tục có các chiến lược nhằm cải thiện hiệu quả điều trị các nhiễm khuẩn này.To evaluate the appropriateness of empirical antimicrobial therapy, antimicrobials dosing and administration in hospital-acquired pneumoniae (HAP) and ventilator-associated pneumoniae (VAP) in Tuyen Quang General Hospital. Subjects and methods: Patients who were diagnosed with HAP/VAP from 1/2019 to 9/2020. A retrospective descriptive study. Results: Totally 121 patients were included in the study
the average age was 63.8 ± 18.1 years
the average length of antibiotic therapy (LOT) was 17.6 ± 6.5 days
the proportion of microbiological culture with positive bacterial result was 37.9%
thepredominantpathogens were Acninetobacter baumannii (18/55)
Pseudomonas aeruginosa (16/55)
the appropriateness rate of empirical antibiotic therapy, dosing and drug administrationwas 43.0%
26.4%
100%, respectively
the rate of clinical response was 50.4%. Conclusion: The study has shown several outstanding characteristics of antibiotic use in patients with HAP/VAP. The research results will be an important basis for the hospital to implement several specific strategies to improve the effectiveness of antimicrobials in treating these infections.