Bài viết phân tích cách tiếp cận của các nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam trong sự quy chiếu đến những diễn giải từ góc độ phê bình hậu thuộc địa đối với bộ môn này hiện nay trên thế giới, nhất là ở Mỹ. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, các nhà khoa học văn học so sánh ở Mỹ, dưới góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa, chỉ ra xu hướng đế quốc trong các các thực hành so sánh, đối lập (và chỉ ra sự ảnh hưởng về văn hóa và lịch sử) vì chúng duy trì và củng cố vị trí trung tâm về tri thức và văn hóa của phương Tây. Mô hình so sánh cận kề (juxtapositional model of comparative literature) dựa trên việc đặt cạnh nhau những tác phẩm văn học không liên quan về lịch sử và văn hóa, đọc ra sự đối thoại giữa chúng và đọc ra những ý nghĩa mới của từng tác phẩm trong sự ghép đôi tình cờ đó là một cách thức hóa giải xu hướng đế quốc trong bộ môn văn học so sánh truyền thống. Từ các diễn giải này, bài viết quan sát các thực hành so sánh văn học ở Việt Nam, chỉ ra "sứ mệnh dân tộc" được hàm ẩn trong các thực hành này.This article analyzes practices of comparative literature in Vietnam from the perspective of postcolonial criticism. Since the 1990s, scholars of comparative literature in the United States have pointed to imperialism in traditional methods of comparative literature. These methods maintain and strengthen both the intellectual and cultural superiority of the West. Such imperialist practice of intellectual production can be avoided with the juxtapositional model of comparative literature. This model is based on the placing of culturally unrelated literary works side by side, which reveals new meanings that are absent in interpretations by traditional methods. From such postcolonial criticism of comparative literature, this article observes practices of comparative literature in Vietnam, pointing out their implicit "national politics".