Các trường đại học đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc đánh giá kết quả chất lượng giáo dục. Chính vì thế, một cách cụ thể để đánh giá hiệu quả giảng dạy là thông qua khảo sát sinh viên vào mỗi cuối khóa học. Các trường thường quan tâm đến tính hợp lệ, độ tin cậy của các đánh giá của sinh viên về việc giảng dạy. Do kích thước mẫu nhỏ, dữ liệu thu được từ các đánh giá này có thể thiếu ý nghĩa thống kê và kết quả có thể bị sai lệch. Tỷ lệ phản hồi thấp cho các đánh giá trực tuyến của sinh viên về việc giảng dạy là một vấn đề luôn được quan tâm và đã được nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau. Cho nên, bài viết này nhằm khám phá các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định tham gia khảo sát môn học trực tuyến của sinh viên tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM. Mô hình lý thuyết được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi dự định và có bổ sung thêm các yếu tố khác vào mô hình. Phương pháp phân tích SEM được tiến hành trên 324 mẫu khảo sát của tất cả các khoa trong trường. Kết quả cho thấy các yếu tố: nghĩa vụ đạo đức, phần thưởng, chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, thói quen truy cập e-learning có tác động đến ý định tham gia khảo sát môn học trực tuyến. Trong đó, yếu tố nghĩa vụ đạo đức có tác động mạnh nhất.Universities are facing an increasing pressure to assess educational quality outcomes. Therefore, a specific way to evaluate teaching effectiveness is through surveying students at the end of each course. Schools are often concerned with the validity and reliability of student evaluations of teaching. Due to the small sample sizes, the data obtained from these assessments can lack statistical significance and the results can be biased. Low response rates to online student assessments of teaching are concerned and have been studied from many different perspectives. Therefore, this article explores the factors that affect the intention of answering the online course survey of students at Ho Chi Minh City University of Technology. The theory of planned behavior is the foundation of the theoretical model which is complemented by other elements. SEM is conducted on 324 survey samples of all faculties. The results show that the factors such as moral obligation, incentives, subjective norms, perceived behavioural control, e-learning accessing habits have an impact on the intention to online course survey participation and moral obligation carries the strongest weight.