Giáo dục đại học đang ngày càng trở nên cạnh tranh, người học ngày nay có nhiều cơ hội và nhiều lựa chọn hơn cho tấm bằng đại học của mình. Các cơ sở giáo dục đại học áp dụng các chiến lược marketing vào công tác tuyển sinh, và tìm hiểu kỹ hơn về đối tượng sinh viên tiềm năng, tương tự như các doanh nghiệp tìm hiểu về thái độ và hành vi khách hàng tiềm năng. Vì vậy, nghiên cứu về ý định chọn trường đại học của các em học sinh là cần thiết, tuy nhiên có khá ít nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đi sâu tìm hiểu vấn đề này, đặc biệt là tổng hợp các yếu tố chọn trường của các em học sinh, xuyên suốt hành trình ra quyết định. Nhằm đi sâu tìm hiểu các yếu tố cân nhắc và các yếu tố ảnh hưởng đến học sinh trong hành trình ra quyết định này, dữ liệu định tính được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn với nhóm đối tượng là các em sinh viên vừa trúng tuyển vào các trường đại học. Các yếu tố liên quan được chia thành ba nhóm chính, các yếu tố liên quan đến trường đại học, các yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh và các nguồn thông tin ảnh hưởng. Nghiên cứu cung cấp những kết quả quan trọng giúp các trường đại học hiểu thêm về các yếu tố học sinh quan tâm trong hành trình chọn trường của các em, cụ thể là tầm quan trọng của từng nhóm yếu tố trong từng giai đoạn ra quyết định, điều này giúp các trường có sự điều chỉnh chiến lược quảng bá phù hợp cho từng giai đoạn.The higher education sector is becoming increasingly competitive as students currently have more opportunities to pursue undergraduate degrees. Universities apply marketing strategies to student recruitment and gain the insights about prospective students more closely, which is similar to the process businesses learn about consumer attitudes and behavior. Therefore, the study on the students' intention of choosing a university is necessary. Despite its importance, few previous studies in Vietnam have explored this issue, especially the analysis of choice factors of students throughout the decision-making journey. To explore in-depth the considerations and factors that influence students in this decision-making journey, qualitative data was collected by interviews with freshmen students. Choice factors are divided into three main dimensions, comprising institution-related factors, student-related factors and information sources. The results provide remarkable findings to help universities understand more about the elements which students are interested in and search for during the decision-making process, the importance of paticular choice factors in each stage to adjust the marketing strategies over the stages.