Civil structures are affected by many different factors from the environment, loads, aging of materials, ... These factors are uncertain variables and affect the health of the structures. Therefore, structural health monitoring (SHM) is very essential to detect damages early for necessary maintenance. In this paper, damaged locations in reinforced concrete beams strengthened with FRP (Fiber Reinforced Polymer) sheets are identified by using the modal strain energy method. First, a reinforced concrete beam strengthened with FRP sheets is simulated by ANSYS APDL software in order to analyze the beam's behavior and get vibration responses. The reliability of the simulation is verified by comparing the load - displacement relationship between numerical and experimental results. Next, the modal strain energy method is employed to determine the damaged locations (crack and debonding) in the beam. In which, a set of indicators to evaluate the accuracy of damage localization results is proposed. The feasibility of the method is demonstrated through two problems. For problem 1, five different damage scenarios including concrete damage and FRP debonding are examined to evaluate the modal strain energy method's feasibility for damage detection in the target beam. For problem 2, damages occurring in the beams are analyzed and determined according to each load level corresponding to the actual working state of the target beam. The results show that the modal strain energy method has high accuracy in detecting and locating damages in reinforced concrete beams strengthened with FRP sheets.Công trình xây dựng chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau từ môi trường, tải trọng, sự lão hóa của vật liệu, ... Tất cả các yếu tố này là những biến số không chắc chắn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công trình. Vì vậy, việc theo dõi và chẩn đoán sức khỏe kết cấu là rất cần thiết nhằm phát hiện ra hư hỏng và có biện pháp sửa chữa kịp thời. Trong bài báo này, vị trí hư hỏng trong kết cấu dầm bê tông cốt thép (BTCT) có gia cường tấm FRP (Fiber Reinforced Polymer) được xác định thông qua phương pháp năng lượng biến dạng. Đầu tiên, một dầm BTCT có gia cường tấm FRP được mô phỏng trong phần mềm ANSYS APDL để phân tích ứng xử và thu thập dữ liệu các đặc trưng dao động. Độ tin cậy của mô hình được kiểm chứng thông qua việc so sánh quan hệ giữa tải trọng và chuyển vị với kết quả thực nghiệm. Tiếp đến, phương pháp năng lượng biến dạng được sử dụng để chẩn đoán vị trí hư hỏng (vùng nứt và tách lớp FRP) trong dầm. Trong đó, một bộ chỉ số đánh giá độ chính xác của kết quả chẩn đoán được kiến nghị. Tính khả thi của phương pháp được minh chứng thông qua hai bài toán khảo sát. Đối với bài toán 1, năm kịch bản hư hỏng khác nhau, bao gồm giảm độ cứng bê tông và tách lớp FRP, được giả định để đánh giá tính khả thi của phương pháp năng lượng biến dạng trong việc chẩn đoán hư hỏng trong dầm. Đối với bài toán 2, hư hỏng xảy ra trong dầm được khảo sát và chẩn đoán theo từng cấp tải trọng tương ứng với sự làm việc thực tế của dầm. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp năng lượng biến dạng có độ chính xác cao trong việc phát hiện và xác định vị trí hư hỏng trong dầm BTCT có gia cường tấm FRP.