Đặc điểm sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng carrageenan của 2 dòng rong Bắp sú (Kappaphycus striatus) trồng ở vùng biển Khánh Hòa

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Cường Đỗ, Tấn Nhựt Dương, Đắc Khải Hoàng, Thanh Tùng Hoàng, Trọng Nghĩa Lê, Ngọc Lâm Nguyễn, Thị Như Mai Nguyễn, Minh Thụ Phan, Thành Trung Võ, Quốc Luận Vũ, Thị Mơ Vũ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 641.698 Food and drink

Thông tin xuất bản: Khoa học & công nghệ Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 27 - 33

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 499466

In this study, two strains of seaweed Kappaphycus striatus (Payaka brown and Sacol brown) derived from Philippines after nearly 20 years of cultivation, were cultivated in Van Phong Bay and Cam Ranh Bay (Khanh Hoa, Vietnam) to re-evaluate the growth characteristics, concentration, and quality of carrageenan. The results showed that the ecological area affects the growth (fresh weight, growth rate, dry matter accumulation rate), content, and quality of carrageenan (gel strength and viscosity) of the two seaweed strains after 2, 4, 6, 8, 10, 12 weeks of cultivation. The highest biomass of both strains was reached after 8 weeks of cultivation in Van Phong Bay and 10 weeks in Cam Ranh Bay. The fresh weight, the dry weight, and the growth rate (343.33 g, 42.67 g, 1.30%.day-1, respectively) of the Sacol brown strain were similar to that of the Payaka brown strain at the Van Phong Bay. However, the dry matter accumulation rate (12.45%) and the carrageenan content (24.50%/w) of the Sacol brown strain were highest when cultivated in Van Phong Bay. The growth rate, concentration, and quality of carrageenan in two seaweed strains in Van Phong Bay and Cam Ranh Bay were lower than before.Trong nghiên cứu này, 2 dòng rong nâu Payaka và Sacol thuộc loài rong Bắp sú (Kappaphycus striatus) có nguồn gốc từ Philippines sau gần 20 năm di trồng tại vịnh Vân Phong và Cam Ranh (Khánh Hòa) được đánh giá đặc điểm sinh trưởng, hàm lượng và chất lượng carrageenan. Kết quả cho thấy, vùng sinh thái đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng (khối lượng, tốc độ tăng trưởng - TĐTT, tỷ lệ tích lũy chất khô), hàm lượng và chất lượng carrageenan (sức đông, độ nhớt) của 2 dòng rong nâu sau 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tuần nuôi trồng. Thời gian thu nhận sinh khối tối ưu ở vịnh Vân Phong là 8 tuần và Cam Ranh là 10 tuần. Dòng rong nâu Sacol được nuôi trồng ở vịnh Vân Phong có khối lượng tươi, khô và TĐTT (343,33 g, 42,67 g, 1,30%/ngày) tương đương khối lượng tươi, khô và TĐTT của Payaka được nuôi cùng địa điểm. Tuy nhiên, tỷ lệ tích lũy chất khô (12,45%) và hàm lượng carrageenan (24,50%/w) ở dòng rong nâu Sacol khi được nuôi ở vịnh Vân Phong là cao nhất. TĐTT, hàm lượng và chất lượng carrageenan của 2 dòng khi nuôi ở 2 vịnh đều giảm so với trước đây.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH