Ảnh hưởng của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía cố định đạm đến sinh trưởng, năng suất và độ phì nhiêu đất trồng hành tím (Allium ascalonicum L.)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trọng Phúc Diệp, Thị Mỹ Thu Lê, Thị Như Ý Lê, Trần Thiện Sơn Lê, Vĩnh Thúc Lê, Ngọc Thanh Xuân Lý, Quốc Khương Nguyễn, Thị Hồng Nghi Nguyễn, Chí Nhân Trần, Dương Tiển Trần, Ngọc Hữu Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 571.82 Plants and microorganisms

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 67 - 74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 499715

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của vi khuẩn quang dưỡng không lưu huỳnh màu tía (PNSB) cố định đạm Rhodopseudomonas palustris và mức giảm phân bón đạm thích hợp đến sinh trưởng, năng suất và độ phì nhiêu đất trồng hành tím. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, trong đó nhân tố 1 là các mức bón phân đạm (0, 50, 75 và 100% theo khuyến cáo), nhân tố 2 là vi khuẩn PNSB có khả năng cố định đạm (không bổ sung vi khuẩn, dòng vi khuẩn R. palustris VNW64, hỗn hợp bốn dòng vi khuẩn R. palustrisT1S06, VNW02, VNW64 và VNS89), với 3 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chiều cao cây, số tép trên chậu, đường kính tép và chiều cao tép ở nghiệm thức bón 100% N theo khuyến cáo cao hơn nghiêm thức không bón đạm. Bổ sung hỗn họp bốn dòng vi khuẩn R. palustris đã làm tăng chiều cao cây, số lá trên cây, số tép trên chậu, đường kính tép, chiều cao tép, hàm lượng đạm hữu dụng và năng suất củ hành tím so với không bổ sung vi khuẩn. Kết hợp mức bón 100, 75 hoặc 50% N theo khuyến cáo và bổ sung dòng R. palustris VNW64 hoặc bốn dòng R. palustris TLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 đạt năng suất cao hơn so vói bón 100% theo khuyến cáo không bổ sung vi khuẩn, 13,2-14,2 hoặc 16,5-19,4 so với 11,2 g/chậu. Bổ sung các dòng vi khuẩn PNSB R. palustrisTLS06, VNW02, VNW64 và VNS89 giảm 25-50% phân đạm vô cơ, nhưng vẫn đảm bảo năng suất củ hành tím.Objective of this study was to determine the efficacy of purple nonsulfur bacteria (PNSB) possessing N2- fixing Rhodopseudomonaspalustris and the proper reduction level of nitrogen fertilizer on growth and yield of soil fertility in alluvial soil in dyke. The experiment was arranged in a completely randomized block. In which, the first factor is nitrogen fertilizer levels (0, 50, 75 and 100% as recommendation formula), the second factor is application of N2-fixing bacteria (no PNSB, a single strain R palustris VNW64, a mixture of strains R palustrisMSữtì, VNW02, VNW64 and VNS89), with three replications. The results showed that plant height, number of single bulb per pot, single bulb diameter, and single bulb length in treatment of 100% nitrogen fertilizer ofrecommendation was higher in no nitrogen fertilizer application. Supplementation of mixture offour bacterial strains R palustrisincreased in higher plant height, numbers of leaves per plant, numbers of single bulbs per pot, single bulb diameter, single bulb length and ammonium content and clump of bulbs yield compared to no PNSB application. The combination of nitrogen levels at 100, 75 or 50% N as nitrogen fertilizer of recommendation and added R palustris VNW64 or a mixture of four bacterial strains R paỉustris TLS06, VNW02, VNW64 and VNS89 obtained the higher bulb yield than treatment of 100% nitrogen fertilizer of recommendation, with 13.2-14.2 or 16.5-19.4 compared to 11.2 g pot-1. Supplementation of PNSB are able to replace the 25-50% of chemical nitrogen fertilizer of recommendation dose, but total bulb yield still is maintained.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 36225755 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH