Nguyên nhân nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng và giải pháp xử lý cho các giếng khai thác tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn, thềm lục địa Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Việt Dũng Bùi, Linh Hoàng, Long Hoàng, Thế Hùng Lê, Thị Thu Hường Lê, Minh Quý Nguyễn, Văn Đô Nguyễn, Vũ Anh Phan

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 354.597 Public administration of economy and environment

Thông tin xuất bản: Dầu khí, 2022

Mô tả vật lý: 45396

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 500020

 Near-wellbore damage or contamination can be caused by a combination of several mechanisms, including clay swelling, drilling mud loss or change in water saturation, wettability alteration, emulsion blockage, mutual precipitation of soluble salts in the wellbore-fluid filtrate and formation water due to significant and relatively abrupt changes of kinetic parameters like pressure and temperature, deposition of paraffin or asphaltenes, fine migration, etc. In this paper, the main causes of near-wellbore contamination of several wells in the Cuu Long basin are presented. Based on the analysis of the actual production status of contaminated wells, and the mechanisms of scale formation and fine migration, the most appropriate treatment methods are proposed for production stimulation of the oil wells in the Cuu Long and Nam Con Son basins. Optimal acidising treatment for the near-wellbore region will contribute to minimising risks, improving production efficiency and facilitating field management and operation.Tình trạng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng, thiết bị lòng giếng và trong giếng khai thác có thể do dung dịch khoan gây ra trong quá trình khoan mở vỉa tầng sản phẩm
  hoặc do trong quá trình khai thác xuất hiện hiện tượng cát xâm nhập, độ ngập nước tăng cao, lắng đọng paraffin, asphaltene, lắng đọng cặn sa lắng vô cơ
  do sự thay đổi lớn và đột ngột về các thông số động học như áp suất và nhiệt độ tại vùng cận đáy giếng làm thay đổi tính chất lý hóa, phá vỡ trạng thái cân bằng pha của các lưu thể, hoặc quá trình tạo nhũ tương, thay đổi tính dính ướt và mối quan hệ dòng chảy. Nghiên cứu đã đánh giá hiện trạng hoạt động của các giếng khai thác để xác định nguyên nhân chính gây ra tình trạng nhiễm bẩn vùng cận đáy giếng của các giếng ở bể Cửu Long. Trên cơ sở xác định được cơ chế nhiễm bẩn chính là do quá trình hình thành các muối vô cơ với phần nhỏ kết dính của cặn hữu cơ và quá trình dịch chuyển các khoáng vật sét, hạt mịn gây bít nhét, cản trở dòng chảy của chất lưu khai thác tại các mỏ, nhóm tác giả đề xuất giải pháp tối ưu xử lý vùng cận đáy giếng cho các giếng khai thác dầu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Các giải pháp xử lý acid tối ưu cho vùng cận đáy giếng sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả khai thác và phục vụ công tác quản lý, điều hành mỏ.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH