Lớp lót bên trong giầy dép là lớp vật liệu tiếp xúc với bàn chân, ngấm hút hơi ẩm và mồ hôi bàn chân thải ra, là môi trường tốt cho vi khuẩn và nấm mốc có hại phát triển. Do đó, sản phẩm giầy dép có khả năng kháng khuẩn và nấm mốc đang được người tiêu dùng quan tâm. Để chế tạo loại da lót giầy có tính năng này, nano bạc tổng hợp xanh từ dịch chiết lá trầu không được sửdụng như tác nhân kháng khuẩn, kháng nấm đểxửlý da lợn thuộc mộc theo các phương pháp ngấm ép, ngâm tẩm và phun phủ. Ảnh hưởng của các phương pháp xử lý đến các tính chất của da được đánh giá thông qua sự thay đổi màu sắc và 9 tính chất cơ lý của da. Các phương pháp thử nghiệm được thực hiện theo các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Các số liệu thí nghiệm cũng được so sánh với yêu cầu của vật liệu làm lớp lót giầy theo tiêu chuẩn TCVN 8842:2011 (ISO 20882:2007). Kết quả cho thấy, các mẫu da sau xửlý đều đáp ứng yêu cầu đểlàm lớp lót giầy. Nhìn chung, các phương pháp xửlý không ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý, nhưng có ảnh hưởng đến màu sắc của mẫu da sử dụng trong nghiên cứu này. Phương pháp phun có ưu điểm hơn các phương pháp ngấm ép và ngâm tẩm khi làm thay đổi ít nhất màu sắc da, tăng khả năng thông hơi và không làm giảm độ mềm của da.The shoe lining layer which contacts with the feet, absorbs moisture and sweat from the feet, is a good media for the development of various pathogenic bacteria and fungi. Therefore, consumers are interested in footwear with antimicrobial properties. To provide antimicrobial properties to shoe lining leather, green synthetic silver nanoparticles from Piper betel leaf extract was used as an antimicrobial agent to treat the pig leather by pressing, impregnating and spraying methods. The effect of treatment methods on the leather properties was investigated via the color changes and the physico-mechanical properties of the untreated and treated leathers. The assessment methods were carried out according to Vietnamese and international standards. The experimental data were compared with the requirements of the shoe lining material according to the standard TCVN 8842:2011 (ISO 20882:2007). The results show that all treated leathers meet the requirements for making shoe linings. In general, the leather's treatments did not affect on its physico-mechanical properties, but affected on the leather's color. Spray method had advantages over impregnation and impregnation methods when it made the least change in leather's color, increased the breathability and remained the softness of leather.