Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ đẻ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, bao gồm 132 trẻ sơ sinh đẻ non dưới 32 tuần được xét nghiệm nồng độ 25-(OH)D huyết thanh lúc 3 đến 4 tuần tuổi tại Trung tâm sơ sinh - Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022. Tất cả trẻ trong đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhóm đủ vitamin D (nồng độ 25-(OH)D ≥50nmol/l) và nhóm không đủ vitamin D (nồng độ 25-(OH)D <
50nmol/l). Kết quả: Tỉ lệ không đủ vitamin D là 54.5%. Có sự khác biệt giữa nồng độ Calci toàn phần, Phospho và Alkaline Phosphatase (ALP) trong máu giữa 2 nhóm nghiên cứu. Tuổi thai không liên quan đến tình trạng không đủ vitamin D. Nồng độ 25-(OH)D thấp hơn đáng kể ở các nhóm có mẹ mắc bệnh lý, nhiễm nấm, loạn sản phế quản phổi, vấn đề tại đường tiêu hóa và suy giáp., Kết luận: Tỉ lệ không đủ vitamin D ở trẻ đẻ non còn tương đối cao. Bệnh lý của mẹ trong thời kỳ mang thai, nhiễm nấm, loạn sản phế quản phổi, vấn đề tại đường tiêu hóa và suy giáp làm tăng nguy cơ thiếu vitamin D ở trẻ đẻ non.This study aimed to describe clinical and subclinical characteristics and evaluate some factors related to vitamin D deficiency in preterm infants. Subjects and Method: A prospective, cross- sectional descriptive study. The serum concentrations of 25-(OH)D were measured from the blood of 132 preterm infants (<
32 weeks of gestation) at 3-4 weeks of post-conceptional age at the National Hospital of Pediatrics from July 1, 2021, to July 31, 2022. All patients in the present study were divided into 2 groups: vitamin D sufficiency (serum 25-(OH)D concentrations ≥50nmol/l) and vitamin D insufficiency (serum 25-(OH)Dconcentrations <
50nmol/l). Results: The percentage of vitamin D insufficiency was 54.5%., There were differences in the concentrations of serum calcium, phosphorous, magnesium, and alkaline phosphatase (ALP) between the two groups. The gestational age was not significantly correlated to vitamin D insufficiency. The serum 25-(OH)D concentrations were significantly lower in the infants with abnormal maternal history, fungal infections, dysplasia, gastrointestinal problems, and hypothyroidism. Conclusion: The prevalence of vitamin D insufficiency in preterm infants is relatively high. Diseases of mothers during pregnancy, fungal infections, dysplasia, gastrointestinal problems, and hypothyroidism increase the risk of vitamin D deficiency.