Thành phần loài ốc nước ngọt và tỉ lệ nhiễm sán lá song chủ trên ốc (giai đoạn cercariae) thu được trong kênh nhỏ ở huyện củ chi, thành phố Hồ Chí Minh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Hùng Nguyễn, Thị Lan Nguyễn, Thị Ý Nhi Nguyễn, Cử Thiện Phạm, Thị Phương Dung Trần, Thụy Đông Hòa Trần, Văn Thanh Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 593.15 Miscellaneous marine and seashore invertebrates

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 1623-1630

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 500475

 Nghiên cứu thành phần loài ốc theo phương pháp hình thái trong kênh cấp VI ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện vào tháng 3/2022 (mùa khô) và tháng 5/2022 (mùa mưa). Kết quả thu được 8 loài ốc thuộc 8 giống, 5 họ. Chỉ có ốc trong Kênh Láng-Bến Mương nhiễm ấu trùng sán lá. Ốc Clea helena nhiễm Furcocercous cercariae vào mùa khô với tỉ lệ 2,3%. Xiphidio cercariae được tìm thấy trong ốc Sinotaia lithophaga vào mùa khô và ốc Filopaludina sumatrensis nhiễm cả 2 mùa với tỉ lệ nhiễm lần lượt là 4,0% và 3,5%. Tỉ lệ nhiễm trong mùa khô cao hơn mùa mưa, nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với ốc Filopaludina sumatrensis (P>
 0.05). Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp thông tin về đa dạng thành phần loài ốc và tỉ lệ nhiễm sán lá trên ốc trong khu vực. Cần tiếp tục nghiên cứu trong các thủy vực khác nhau ở Củ Chi và các địa phương khác nhằm xác định những loài ốc chứa nguồn bệnh và bảo tồn những loài ốc quý hiếm.The research on snail species composition by morphological analysis method in the sixth-level canals in Cu Chi district, Ho Chi Minh City showed that eight snail species belonging to eight genera and five families were collected. Snails were sampled in the dry season (March 2022) and the rainy season (May 2022). Only snails in Kenh Lang - Ben Muong canal were infected trematodes. Furcocercous cercariae were recovered from Clea helena in the dry season with a prevalence of 2.3%. Xiphidio cercariae were found in Sinotaia lithophaga (in the dry season) and Filopaludina sumatrensis (in two seasons) with a prevalence of 4.0% and 3.5%, respectively. The trematode prevalence in the dry season was higher than in the wet season
  however, there was no significantly different for Filopaludina sumatrensis (P>
 0.05). The findings provided information about the diversity of snails and trematode infection in the area. Further research in the different water bodies should be done in Cu Chi district and other places to identify the infected snail species and conserve the rare and precious snail species.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH