Đã có nhiều công bố khoa học về hiệu quả phục hồi liệt sau đột quỵ của Châm Cứu Cải Tiến (CCCT) 1 lần/ ngày (CCCT cường độ thấp). Mục tiêu: so sánh hiệu quả phục hồi vận động và cải thiện sinh hoạt hàng ngày các bệnh nhân liệt sau đột quỵ giữa phác đồ CCCT cường độ thấp + Vật lý trị liệu (VLTL) + thuốc Bổ dương hoàn ngũ thang (BDHNT) với phác đồ CCCT cường độ cao (CCCT 2 lần/ ngày) + VLTL + BDHNT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm, mở, có đối chứng, phân bố ngẫu nhiên. Bệnh nhân liệt ½ người sau đột quỵ, đã qua giai đoạn cấp, đạt tiêu chuẩn chọn và không có tiêu chuẩn loại trừ được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm chứng và can thiệp. Tất cả người tham gia được theo dõi và đánh giá 3 lần (trước, sau điều trị 10 ngày và 20 ngày). Kết quả: Cải thiện ở nhóm can thiệp tốt hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê với p<
0,001. Chỉ số Barthel tăng thêm 36,97 điểm so với 21,91 điểm
FMA chi trên tăng 247% so với 56,48%
FMA chi dưới tăng 97,35% so với 66,15%
test 9 lỗ tăng 26,5% so với 10,5%
đi bộ 2 phút có hỗ trợ tăng gấp 26,91 lần so với 23,45 lần sau 20 ngày điều trị. Kết luận: CCCT cường độ cao trong 20 ngày (trong phác đồ phối hợp với tập vận động và thuốc YHCT) có hiệu quả cải thiện phục hồi vận động và cải thiện hoạt động trong sinh hoạt thường ngày tốt hơn CCCT cường độ thấp.There have been many scientific publications on the effectiveness of motor recovery post stroke of Cham Cuu Cai Tien (CCCT), even in difficult cases. Objectives: This study was conducted to compare the effectiveness of motor function recovery and improvement of activities daily living (ADL) of hemiplegic patients post stroke in control group (CCCT once a day + physiotherapy + Bo Duong Hoan Ngu decoction) and intervention group (CCCT 2 times/ day + + physiotherapy + Bo Duong Hoan Ngu decoction). Materials and Methods: Study design: multicenter, randomized, controlled, clinical trial. Hemiplegic post stroke patients (after acute phase), with selected inclusion and no exclusion criteria were randomized into control and intervention group. All participants were monitored and evaluated 3 times (before, 10 days and 20 days after treatment). Outcome measures including the Fugl-Meyer Assessment (FMA), Barthel Index (BI), 9-Hole Test and 2-Minute Walk. The side-effects are also monitored simultaneously in daily treatment. Results: The motor function activity and dependence level in daily activities of hemiplegic patients in both control and intervention groups were improved significantly after treatment (p<
0.05 and 0.001). However, the level of improvement in the intervention group showed better results than the control group (p<
0.001). BI with 36.97 points higher compared to 21.91
FMA-UE with 247% higher compared to 56.48%
FMA-LE with 97.35% higher compared to 66.15%
9-hole test with 26.5% higher compared to 10.5%
2-minute walk (with support) with 26.91 fold higher compared to 23.45 times after 20 days of treatment. The side-effects are little with very low frequency and similar in 2 groups. Conclusion: CCCT 2 times/ day in 20 days (in combination with physiotherapy and traditional medicine) is more effective in improving motor recovery and improving the level of dependence in activities of daily living than CCCT once/day.