According to Circular 02/2018/TT-BYT of the Ministry of Health on "Good Pharmacy Practices", until January 1, 2019, pharmacies are obliged to have equipment and implement information technology (IT) applications and network connection, but the application of information technology in pharmacies is still limited. The project aims to survey the information technology application in drugs sale management, assess the understanding and satisfaction level, analyze the curent situation, and propose improvements to the information technology application of management in GPP pharmacies in Ho Chi Minh City. The project surveyed pharmacists at GPP pharmacies within Ho Chi Minh City by interviewing and completing questionnaires. The results showed that pharmacies have applied information technology in ETC drug sales management, over 50% of which acknowledged and utilized the surveyed functions. However, the usage frequency varied between functions. Regarding the satisfaction level, the criteria's total average score was over 3.50/5, but only a few criteria passed overall satisfaction rate above 3/5 which indicates that pharmacies are not really satisfied with the management software. In addition, problems such as the sale of prescription medicines without a prescription and rarely-used software functions still remain.Theo thông tư 02/2018/TT-BYT về "Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc" (GPP), đến ngày 01/01/2019, các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại các nhà thuốc còn nhiều hạn chế. Đề tài với mục tiêu là khảo sát tình hình ứng dụng CNTT, đánh giá sự hiểu biết và mức độ hài lòng, phân tích thực trạng và đề xuất tăng cường ứng dụng CNTT tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài tiến hành phỏng vấn các dược sĩ tại các cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua bảng câu hỏi. Nghiên cứu ghi nhận các nhà thuốc đã ứng dụng CNTT, trên 50% các nhà thuốc biết và sử dụng các chức năng được khảo sát tuy nhiên có sự khác biệt về tần suất sử dụng giữa các chức năng. Về mức độ hài lòng, các tiêu chí đều có tổng điểm trung bình trên 3,50/5 tuy nhiên chỉ có một vài tiêu chí có tỷ lệ hài lòng chung đạt trên mức 3/5, từ đó cho thấy các nhà thuốc chưa thực sự hài lòng về phần mềm quản lý. Bên cạnh đó còn tồn tại các nhà thuốc bán thuốc kê đơn không cần đơn, sử dụng hạn chế một số chức năng của phần mềm.