Đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae gây bệnh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2 từ 1/2018 đến 9/2021

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Yến Huỳnh, Thị Thanh Thùy Lê, Minh Xuân Ngô, Thị Hoa Ngô, Minh Ngọc Nguyễn, Thị Minh Hồng Phạm, Hữu Tùng Trịnh, Thị Thùy Linh Văn, Thị Minh Tuyền Võ

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 362.1962414 Physical illness

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 209-216

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 500529

 The antibiotic resistance of Streptococcus pneumoniae (pneumococci) is one of the health problems of great concern. The overuse of antibiotics as well as the inappropriate use of antibiotics lead to an increase in drug resistance. It is necessary to describe the antibiotic resistance of pneumococci causing diseases in children in order to select appropriate initial antibiotics. Methods: A case series of 129 childrens whose sample culture results (sputum, blood, cerebrospinal fluid, pleural fluid) were positive for Streptococcus pneumoniae and were diagnosed as pneumonia, empyema, meningitis, sepsis at the Children's Hospital No2 from January 2018 to September 2021. Results: Among 129 strains of pneumococci isolated, there were 128 antibiograms. All strains was sensitive to vancomycin and linezolid (127/127). The resistance rate to erythromycin was 100% (96/96), penicillin V 95.8% (91/95), clindamycin 94.8% (91/96), tetracycline 94.6% (105/111), cotrimoxazole 89.7% (104/116), chloramphenicol 26.7% (32/120), cefepime 26.1% (31/119), penicillin G and meropenem 21.4% (27/126), amoxicillin 14.3% (16/112), cefotaxim 18.3% (23/126), levofloxacin 3.4% (4/117), and moxifloxacin 1.7% (2/115). There 94.5% (121/128) of strains were multidrug resistant. The resistance rates of pneumococci to chloramphenicol and penicillin G were higher in invasive pneumococcal diseases than in pneumonia alone, 41.9% vs 18.2% and 34% vs 13.9%, respectively, p <
  0.05. Factors such as underlying diseases, history of pneumonia, antibiotic use before admission did not cause the difference in the antibiotic resistance rate of pneumococci. Conclusions: The multidrug resistant rate of pneumococci is very high. Periodic updates are needed on antibiotic resistance of pneumococci causing diseases in children in order to select appropriate initial antibiotics.Tính đề kháng kháng sinh của Streptococcus pneumoniae (phế cầu) là một trong những vấn đề sức khỏe đang rất được quan tâm. Việc lạm dụng kháng sinh cũng như sử dụng kháng sinh không phù hợp dẫn đến gia tăng tính đề kháng thuốc. Cần mô tả tính đề kháng kháng sinh của phế cầu gây bệnh ở trẻ em để chọn lựa kháng sinh ban đầu phù hợp. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả 129 trẻ có kết quả cấy bệnh phẩm (đàm, máu, dịch não tủy, dịch màng phổi) dương tính với phế cầu và được chẩn đoán là viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả: 128/129 chủng phế cầu được phân lập có kết quả kháng sinh đồ. Tất cả các chủng đều nhạy với vancomycin và linezolid (127/127). Tỉ lệ kháng erythromycin là 100% (96/96), penicillin V 95,8% (91/95), clindamycin 94,8% (91/96), tetracycline 94,6% (105/111), cotrimoxazole 89,7% (104/116), chloramphenicol 26,7% (32/120), cefepime 26,1% (31/119), penicillin G và meropenem là 21,4% (27/126), cefotaxim 18,3% (23/126), amoxicillin 14,3% (16/112), levofloxacin 3,4% (4/117) và moxifloxacin 1,7% (2/115). Có 94,5% (121/128) chủng phế cầu là tác nhân đa kháng thuốc. Tỉ lệ kháng chloramphenicol và penicillin G cao hơn ở các chủng gây bệnh phế cầu xâm lấn so với các chủng phế cầu gây viêm phổi đơn thuần, lần lượt là 41,9% so với 18,2% và 34% so với 13,9%, p <
  0.05. Các yếu tố như bệnh nền, tiền căn viêm phổi, sử dụng kháng sinh trước nhập viện không gây ra sự khác biệt về tỉ lệ đề kháng kháng sinh của phế cầu. Kết luận: Tỉ lệ phế cầu đa kháng thuốc rất cao. Cần cập nhật định kỳ về tính đề kháng kháng sinh của phế cầu gây bệnh ở trẻ em để lựa chọn kháng sinh ban đầu phù hợp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH