Đánh giá hiệu quả hiệu quả điều trị của phác đồ COOPRALL 2007 trên trẻ em bệnh bạch cầu cấp dòng lympho tái phát tuỷ xương tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ 2017 - 2021 Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu: Từ năm 2017 - 2021, 30 BN tái phát tủy xương thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu được điều trị với phác đồ COOPRALL-2007 ở khoa Huyết học trẻ em 1 và 2 ở BV TMHH HCM. Kết quả: Tuổi trung bình là 8.5 (1-16), tỉ lệ đạt lui bệnh hoàn toàn là 76.7%, trong đó tế bào B đạt 90%, tế bào T đạt 50%, tái phát lần 2 khá cao, 60.9%. Thời gian sống toàn bộ (OS) và không sự kiện (EFS) 4 năm lần lượt là 19.9% ± 10 và 17.1% ± 8.8. Các biến chứng trong quá trình điều trị đa số ở độ II-III, có 2 trường hợp tử vong liên quan đến điều trị. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy hiệu quả của phác đồ COOPRALL-2007 trên nhóm BN BCCDL tái phát ở trẻ em với tỉ lệ đạt lui bệnh khá cao, OS và EFS 4 năm vẫn còn thấp. Kết quả điều trị ở nhóm BN BCCDL tế bào T còn thấp do đó kiến nghị tìm kiếm phương pháp điều trị mới trên nhóm này. Cần có 1 nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi lâu dài để có thể đánh giá chính xác hiệu quả phác đồ COOPRALL-2007.Evaluation of the effectiveness of treatment of COOPRALL 2007 regimen on marrow relapsed in paediatric acute lymphoblastic leukemia at Blood Transfusion and Hematology hospital (BTH) from 2017 to 2021. Subjects and Methods: retrospective description of 30 patients with first bone marrow relapse from 2017-2021 who corresponded with inclusion criteria were treated with the COOPRALL-2007 regimen in the Pediatric Hematology Department at BTH. Results: The mean age was 8.5 (1-16), the rate of complete remission was 76.7%, of which B-cells immunophenotype reached 90%, T-cells immunophenotype reached 50%, the rate of second relapse was quite high, 60.9%. The probabilities of overall survival (OS) and eventfree survival (EFS) at 4 years were 19.9% ± 10 and 17.1% ± 8.8. Side effects of chemotherapy, as well as complications during treatment, were mostly in grades II-III, with 2 TRM (treatmentrelated mortality). Conclusion: This study showed the effectiveness of COOPRALL-2007 regimen on treatment of first marrow relapse in childhood ALL that was high complete remission rate. The outcome of T-cell immunophenotype is still poor which supports the notion that these patients need further risk adjustment. A study with a larger sample size and longer follow-up time in future is needed to accurately assess the effectiveness of the COOPRALL-2007 regimen.