Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm ở bệnh nhi tăng tiểu cầu khám và điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương giai đoạn 2018 - 2022

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Hưng Dương, Thị Hồng Hoàng, Thị Nguyệt Lê, Lan Mai, Thị Hương Giang Nguyễn, Quỳnh Mai Trần, Thanh Tùng Trần, Thu Thủy Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 612.118 Biophysics and biological properties

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 703-711

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 500760

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và các yếu tố liên quan đến tình trạng tăng tiểu cầu ở trẻ em tại Viện Huyết học - Truyền máu TW giai đoạn 2018 - 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, không đối chứng trên 75 bệnh nhi có số lượng tiểu cầu lớn hơn giới hạn tiểu cầu theo lứa tuổi tại Viện Huyết học - Truyền máu TW từ 01/06/2018 đến 01/06/2022. Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 1,2:1, nhóm tuổi 1 - 5 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất, thiếu máu và sốt là hai triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất. Tăng tiểu cầu mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ lớn nhất là 33,3%. 2,7% bệnh nhi được chẩn đoán tăng tiểu cầu tiên phát, 93,7% bệnh nhi được chẩn đoán tăng tiểu cầu thứ phát. Nguyên nhân phổ biến gây tăng tiểu cầu thứ phát là nhiễm trùng chiếm 58,9%. Kết luận: Tăng tiểu cầu chủ yếu là mức độ nhẹ, đa số là tăng tiểu cầu thứ phát. Nhiễm trùng là nguyên nhân hay gặp nhất gây nên tình trạng tăng tiểu cầu thứ phát ở nhóm bệnh nhi nghiên cứu.To study clinical and laboratory characteristics and evaluate factors related to thrombocytosis in children at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion in the period 2018 - 2022. Subjects and research methods: Crosssectional descriptive study without control group of 75 pediatric patients with platelets count greater than the platelet limit for age at the National Institute of Hematology and Blood Transfusion from 1st June 2018 to 1st June 2022. Results: The male:female ratio was 1,2:1, the age group 1 - 5 years old accounted for the largest proportion, anemia and fever were the two most common clinical symptoms. Mild thrombocytopenia accounted for the largest proportion of 33,3%. 2,7% of pediatric patients were diagnosed with primary thrombocythemia 93,7% of pediatric patients were diagnosed with secondary thrombocythemia. The common cause of secondary thrombocytosis is infection, accounting for 58,9%. Conclusion: Thrombocytopenia in the studied group of pediatric patients was mainly mild, mostly secondary to thrombocytopenia. Infection was the most common cause of secondary thrombocytosis in the study group of pediatric patients.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH