In today's multicultural context, intercultural competence is very important, contributing to improving the scientific research quality of lecturers. Lecturers' intercultural competence in scientific research is the effective application of their knowledge, skills, and attitudes to conduct scientific research. The article employs the method of document research on lecturers' intercultural competence at the University of Social Sciences and Humanities, Viet Nam National University Ho Chi Minh City (USSH, VNUHCM). The purpose of the paper is to make clear the theoretical underpinnings and characteristics of lecturers' intercultural competence in scientific research activities. The research results show that the lecturers at the University of Social Sciences and Humanities have the basic elements to form intercultural competence, including lecturers with experience in studying and living abroad and being proficient in foreign languages, in which English is the most proficient compared to other languages, lecturers coming from different regions of the country and a few with dual and multicultural nationality, and lecturers with a capacity to develop and create relationships with colleagues, friends, and learners from various cultures. Based on the analysis of the factors forming lecturers' intercultural competence, the paper also suggests measures to enhance lecturers' intercultural competence, including measures to raise awareness of the significance of lecturers' intercultural competence as well as to improve their language proficiency, and the feasible measures from USSH, VNUHCM.Trong bối cảnh đa văn hoá hiện nay, năng lực liên văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của giảng viên. Năng lực liên văn hoá của giảng viên trong nghiên cứu khoa học (NCKH) là sự vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng, thái độ để giảng viên thực hiện NCKH. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu về năng lực liên văn hoá của giảng viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM). Mục tiêu của bài viết là nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý thuyết và đặc điểm về năng lực liên văn hoá của giảng viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giảng viên Trường ĐH KHXH&NV có những yếu tố cơ bản để hình thành năng lực liên văn hoá, bao gồm: giảng viên có kinh nghiệm học tập, sinh sống tại nước ngoài
thành thạo ngoại ngữ, trong đó, tiếng Anh là ngôn ngữ thành thạo nhất so với các ngôn ngữ khác
giảng viên thuộc các vùng miền khác nhau trong nước và số ít là người có quốc tịch hai văn hoá, đa văn hoá và giảng viên có khả năng phát triển và tạo lập được mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, người học với những nền văn hoá khác nhau. Trên cơ sở phân tích những yếu tố hình thành năng lực liên văn hoá của giảng viên, bài viết cũng đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao năng lực liên văn hoá cho giảng viên, bao gồm các biện pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của năng lực liên văn hoá của giảng viên, nâng cao năng lực ngôn ngữ của giảng viên và các biện pháp khả thi từ Nhà trường.