Tác động của đại dịch COVID-19 đối với bạo lực gia đình đối ở phụ nữ tại Hà Nội, Việt Nam: Kết quả của nghiên cứu phương pháp hỗn hợp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Tú Quyên Bùi, Văn Minh Hoàng, Thu Hồng Khuất, Thị Vân Nguyễn, Kiều Như Trần, Thị Phương Thảo Trần

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 616.85822 Diseases of nervous system and mental disorders

Thông tin xuất bản: Y tế Công cộng, 2022

Mô tả vật lý: 35-50

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 500999

Nghiên cứu chủ yếu nhằm xem xét tác động của đại dịch đối với phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình ở Hà Nội, Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu nguyên nhân và các chiến lược đối phó của họ khi xảy ra bạo lực gia đình., Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (n=303) và định tính (n=15). Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ từng bị bạo lực gia đình. Kết quả: Có 34%, 58,7%, 57,8% và 25,1% phụ nữ bị bạo lực tài chính, thể chất, tinh thần và tình dục trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Trong số các nạn nhân bạo lực gia đình, một tỷ lệ cao (hơn 70%) cho biết họ phải chịu đựng bạo lực gia đình thường xuyên hơn trong thời gian xảy ra dịch, so với thời gian trước dịch. Ngoài ra, hơn 50% trong số họ cho biết họ đã phải chịu đựng bạo lực gia đình hơn 5 lần trong thời gian dịch diễn ra. Tỷ lệ bạo lực gia đình (của tất cả các loại bạo lực) ở hộ gia đình phải vay tiền hoặc bán tài sản cao hơn so với hộ gia đình không có nợ. Tần suất uống rượu bia của chồng/ bạn tình càng nhiều thì tỉ lệ bạo lực càng cao. Kết quả của nghiên cứu định tính cho thấy mất việc làm hoặc không có thu nhập là nguyên nhân chính gây ra bạo lực gia đình trong thời kỳ COVID-19 và việc uống rượu của chồng/ bạn tình là nguyên nhân trực tiếp làm trầm trọng thêm bạo lực gia đình. Tuy nhiên, hơn một nửa phụ nữ không tìm kiếm sự hỗ trợ nào để giải quyết bạo lực gia đình vì họ coi đó là vấn đề cá nhân hoặc riêng tư, và không ai có thể giúp họ. Kết luận: Đại dịch COVID-19 đã làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực gia đình ở phụ nữ. Do đó, cần ưu tiên và lồng ghép các giải pháp chấm dứt bạo lực gia đình vào các chương trình phòng dịch liên quan đến COVID-19.This study primarily aimed to examine the impacts o f the pandemic on women who were victims o f domestic violence in Hanoi, Vietnam. Also, we explored the causes o f domestic violence during the pandemic and wom en's coping strategies in such situations. M ethods: A cross-sectional design was applied, using both quantitative data (n =303) and qualitative data (n=15) with the research subject o f women who have experienced domestic violence. Results: There were 34%, 58.7%), 57.8%), and 25.1%) o f women suffering from financial abuse, physical violence, emotional violence, and sexual violence during the COVID-19 pandemic, respectively. A high proportion o f women (more than 70%)) reported that they suffered more frequently during the pandemic comparing to the period o f pre-pandemic. The prevalence o f all types o f domestic violence was higher in households which had to borrow money or sell assets due to the pandemic, compared with households without dept. The higher frequency o f husband/ partner's drinking, the higher prevalence o f domestic violence. The qualitative study disclosed that job losses or having no income were the main roots o f domestic violence during the pandemic and alcohol consumption among husbands/partners also considerably played a role in exacerbating the events o f domestic violence. However, more than half o f them did not seek support to escape from violent events since they are perceived as personal or private issues, and no one could help them. Conclusion: The COVID-19 pandemic has exacerbated the domestic violence against women. Therefore, it is needed to prioritize and integrate domestic violence issues into prevention, response, and risk mitigation parts o f CO VID-19-relatedprograms.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH