The nutritional status of adolescents is one of the factors affecting the disease status and stature of future generations. A cross-sectional study was conducted on 2998 high school students in Tuyen Quang province to determine some factors related to stunting status and overweight/obesity. The results showed that household economy (poor, near-poor), father's occupation (farming), mother's education level (from lower secondary school), ethnicity (other), and gender (female) increase the risk of stunting, respectively (OR and 95% CI) of 1.43 (1.12-1.83)
1.40 (1.10-1.80)
1.43(1.13-1.81)
1.47 (1.19-1.83)
1.42(1.13-1.81). Normal household economy, mother's occupation different from farming, residential location (urban), gender (male) increase the risk of overweight and obesity. It is necessary to focus on implementing overweight/obesity control activities in parallel with preventing stunting in rural, mountainous, and disadvantaged areas and paying attention to gender and household economic characteristics.Tình trạng dinh dưỡng ở thanh thiếu niên là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới tình trạng bệnh tật và tầm vóc của thế hệ tương lai. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 2998 học sinh trung học phổ thông (THPT) tại tỉnh Tuyên Quang để mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) thấp còi và thừa cân, béo phì. Kết quả cho thấy, kinh tế hộ gia đình (nghèo, cận nghèo), nghề nghiệp cha (làm ruộng), trình độ học vấn mẹ (từ trung học cơ sở trở xuống), dân tộc (khác), giới tính (nữ) làm tăng nguy cơ SDD thấp còi tương ứng (OR và 95% CI) là 1,43 (1,12-1,83)
1,40 (1,10-1,80)
1,43 (1,13-1,81)
1,47 (1,19-1,83)
1,42 (1,13-1,81). Kinh tế hộ gia đình bình thường, nghề nghiệp mẹ khác với làm ruộng, nơi sinh sống (thành thị), giới tính (nam giới) làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Cần chú trọng triển khai hoạt động kiểm soát thừa cân, béo phì song song đồng hành với việc phòng chống SDD thấp còi ở vùng nông thôn, miền núi, vùng khó khăn
chú ý đặc điểm giới, kinh tế hộ gia đình.