Describe the characteristics of frailty syndrome and some factors related to frailty syndrome in primary knee osteoarthritis patients at Bach Mai hospital. Subjects and methods: A cross-sectional study is conducted on 286 inpatients and outpatients diagnosed with primary knee osteoarthritis according to the standards of American College of Rheumatology 1991 at the Centre for Rheumatology in Bach Mai hospital from August 2022 to February 2023. Results: The proportion of patients with frailty syndrome accounted for 99,0%, of which mild frailty was 36.7%, moderate was 28.7% and severe was 33.6%. Among the component criteria of the CRAF frailty syndrome, pain symptoms, limited physical function, social acivity and multiple drug use accounted for a high proportion, respectively 100%, 99.3%, 96.2% and 90.3%. The rate of frailty syndrome in patients aged 60 years and older is 100%. Factors such as age, BMI, number of painful knee joints and serum CRP levels are related to frailty syndrome. Conclusion: The proportion of frailty syndrome in primary osteoarthritis patients was quite high and tends to increase with age, BMI. The higher the serum CRP level is, the more severe the frailty syndrome is. Therefore, it is necessary to routinely screen for frailty syndrome in primary osteoarthritis patients.Mô tả đặc điểm hội chứng dễ bị tổn thương và nhận xét một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 286 bệnh nhân được chẩn đoán thoái hóa khớp gối nguyên phát theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Thấp khớp học Mỹ (ACR) - 1991, điều trị nội trú và ngoại trú tại Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 08 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có hội chứng dễ bị tổn thương chiếm 99,0%, trong đó tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương mức độ nhẹ, vừa và nặng lần lượt là 36,7%, 28,7%, 33,6%. Trong các tiêu chí thành phần của hội chứng dễ bị tổn thương theo thang điểm CRAF, triệu chứng đau, hạn chế hoạt động thể chất, hoạt động xã hội và sử dụng nhiều thuốc chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 100%, 99,3%, 96,2% và 90,3%. Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên là 100%. Yếu tố tuổi, BMI, số vị trí khớp gối đau và nồng độ CRP huyết thanh có mối liên quan đến hội chứng dễ bị tổn thương. Kết luận: Tỷ lệ hội chứng dễ bị tổn thương ở bệnh nhân thoái hóa khớp gối nguyên phát khá cao và có xu hướng tăng dần theo tuổi. BMI, nồng độ CRP huyết thanh tăng thì mức độ hội chứng dễ bị tổn thương càng nặng. Vì vậy cần sàng lọc thường quy hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân thoái hóa khớp gối