Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 - 2023

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Trà Vi Bùi, Thị Hương Lê, Hà Thu Nguyễn, Thị Hiền Trang Nguyễn, Thị Minh Ngọc Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 372.373 *Nutrition and food

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2023

Mô tả vật lý: 202-208

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502400

 Nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và mô tả một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám tại phòng khám dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2022 - 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 103 trẻ đến khám tại phòng khám trong thời gian nghiên cứu.Kết quả:Suy dinh dưỡng gầy còm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể suy dinh dưỡng (29,1%). Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi khá tương đương nhau (23,3% và 21,4%). Tỷ lệ thừa cân, béo phì của chỉ chiếm 1,0%. Trẻ nam có xu hướng suy dinh dưỡng nhiều hơn, trẻ trong độ tuổi 24 - 59 tháng tuổi cũng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,892/ 0,251). Tỷ lệ trẻ được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là 62,1%. Tỷ lệ cai sữa ở nhóm 12 đến 18 tháng tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 52,4%
  tiếp đến là nhóm trẻ cai sữa trước 12 tháng tuổi chiếm 29,1% và thấp nhất là trẻ cai sữa sau 18 tháng tuổi chiếm 11,7%Kết luận:Suy dinh dưỡng gầy còm vẫn là thể suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ cho thấy, tỷ lệ trẻ không bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu vẫn tương đối cao, phần lơn trẻ cai sữa trong độ tuổi 12 - 18 tháng tuổi, yêu cầu cần đẩy mạnh truyền thông, giáo dục dinh dưỡng về nuôi con bằng sữa mẹ.The study aims to evaluate the nutritional status of children under 5 years old and describe some factors related to nutritional status in children under 5 years old visiting the nutrition clinic of Hanoi Medical University Hospital. year 2022 - 2023. Research subjects and methods: Cross-sectional descriptive study on 103 children examined at the clinic during the research period. Results: Wasting malnutrition accounts for the highest rate among all forms of malnutrition (29.1%). The rates of underweight and stunted children are quite similar (23.3% and 21.4%). The rate of overweight and obesity is only 1.0%. Male children tend to be more malnourished, children aged 24 - 59 months also have a higher rate of malnutrition, however the difference is not statistically significant (p = 0.892/ 0.251). The rate of children being exclusively breastfed for the first 6 months is 62.1%. The weaning rate in the 12 to 18 months old group is the highest at 52.4%
  Next is the group of children weaned before 12 months of age, accounting for 29.1%, and the lowest is the group of children weaned after 18 months of age, accounting for 11.7%. Conclusion: Malnutrition and wasting are still the form of malnutrition with the highest rate. The current status of breastfeeding shows that the rate of children not exclusively breastfed in the first 6 months is still relatively high, the majority of children are weaned. milk between the ages of 12 - 18 months, requiring the need to promote communication and nutritional education about breastfeeding.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH