Đánh giá tuân thủ điều trị, yếu tố liên quan và kết quả can thiệp truyền thông ở bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau năm 2022-2023

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Diễm Nguyễn, Thị Tú Em Nguyễn

Ngôn ngữ: vie

Ký hiệu phân loại: 636.80895 Cats

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 149-154

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 502424

 Bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh rất thường gặp, tuy nhiên sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân chưa cao làm cho thời gian điều trị kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu gồm 2 mục tiêu: 1) Xác định tỷ lệ, mức độ tuân thủ và một số yếu tố liên quan đến không tuân thủ điều trị
  và 2) Đánh giá kết quả can thiệp truyền thông nhằm tăng cường tuân thủ điều trị ở bệnh nhân COPD tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích kết hợp với can thiệp không đối chứng, được tiến hành trên 332 bệnh nhân COPD. Kết quả: Trong số 332 đối tượng nghiên cứu, mức độ tuân thủ tốt chiếm 6,9%, trung bình chiếm 12,7% và tuân thủ kém là cao nhất, chiếm 80,4%. Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau về trình độ học vấn, nghề nghiệp, số thuốc sử dụng và kiến thức về biến chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trước can thiệp tuân thủ điều trị là 65 trường hợp (19,6%), sau can thiệp tuân thủ điều trị là 260 trường hợp (78,3%). Sự khác trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với giá trị p<
 0,001. Kết luận: Tuân thủ điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên can thiệp kịp thời bằng các biện pháp phù hợp giúp cải thiện tốt tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân COPD.Chronic Obstructive Pulmonary Disease (COPD) is a highly prevalent condition
  however, the treatment adherence among patients is not yet optimal, leading to prolonged treatment duration that significantly impacts health and may result in severe complications. Objectives: The study aims to achieve two objectives: 1) to determine the rate, level of adherence, and factors associated with non-adherence to treatment
  and 2) to evaluate the outcomes of communication interventions to enhance treatment adherence in COPD patients at Ca Mau General Hospital from 2022 to 2023. Materials and methods: A descriptive cross-sectional study with combined analysis and non-concurrent intervention was conducted on 332 COPD patients. Results: Among the 332 study subjects, good adherence accounted for 6.9%, moderate adherence accounted for 12.7%, and poor adherence was the highest at 80.4%. Treatment adherence varied significantly based on education level, occupation, number of medications used, and knowledge of complications. Before the intervention, treatment adherence was observed in 65 cases (19.6%), while after the intervention, it increased to 260 cases (78.3%). The difference before and after the intervention was statistically significant with a p-value of <
 0.001. Conclusion: Treatment adherence depends on multiple factors
  however, timely interventions using appropriate measures can significantly improve treatment adherence in COPD patients.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH